Cuộc chiếm đóng của người Nhật
Sau cuộc tấn công tại cảng Pearl ở Hawaii, các lực lượng của Nhật di chuyển về hướng Nam để chinh phục một số nước châu Á. Sau khi Singapore đã qui hàng, người Nhật xâm lược vùng Đông Ấn Độ và các vùng phụ cận của người Hà Lan và quân đội thực dân đã đầu hàng vào tháng 3 năm 1942.
Soekarno và Hatta được thả ra khỏi trại giam. Người Nhật bắt đầu một chiến dịch tuyên truyền cho cái họ gọi là 'Sự Thịnh vượng chung của Đại Đông Á'. Nhưng chẳng bao lâu người Indonesia đã nhận ra rằng đó chỉ và một sự nguỵ trang cho chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, thế chỗ cho chủ nghĩa thực dân Hà Lan.
Để tiến tới mục tiêu vì độc lập của Indonesia, Soekarno và Hatta đã giả vờ hợp tác với chính quyền Nhật. Thực tế là những người lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc đã tiến hành những cuộc khởi nghĩa ở Blitar (Đông Java), Tasikmalaya và Indramayu (Tây Java), và ở Sumatra và Kaimantan.
Dưới sức ép của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương lần thứ tư ở đó các tuyến cung ứng của họ bị đứt đoạn, và với sự gia tăng các cuộc khởi nghĩa của người Indonesia, cuối cùng người Nhật đã chịu nhượng bộ để cho lá cờ trắng đỏ của Indonesia giương lên. Bài 'Indonesia Ray' được dùng làm quốc ca và tiếng Bahasa Indonesia được dùng làm ngôn ngữ chính thức của Indonesia.
Sau những sự đòi hỏi kiên quyết, cuối cùng người Nhật đã phải đồng ý trao quyền quản trị dân sự vào tay người Indonesia. Đây là cơ hội vàng ngọc cho những người lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc chuẩn bị cho việc công bố độc lập của Indonesia.