Giáo dục qua cuộc khủng hoảng kinh tế
Hoàn cảnh
Đầu tư vào giáo dục là một trong những trọng tâm trong chính sách phát triển của Indonesia, và kết quả là trình độ dân trí của nhân dân đã gia tăng một cách đáng kể. Năm 1970 có đến 74% dân số chưa học hết tiểu học, ngày nay tỉ lệ này đã rút xuống còn 11,5%. Sự mở rộng này đã cho phép các công nhân tăng thêm thu nhập bằng cách chuyển từ những công việc lương thấp sang công việc lương cao hơn.
Ngay cả trước cuộc khủng hoảng, chính quyền Indonesia đã phải đương đầu với những thử thách quan trọng và phải vượt qua những thử thách đó để chuẩn bị cho xã hội và lực lượng lao động trong bước tiếp theo của quá trình phát triển kinh tế. Những thử thách này bao gồm: (l) một chất lượng không đảm bảo trong suốt hệ thống giáo dục, (2) tình hình thiếu khả năng theo học hết chín năm cơ bản đối với người nghèo, (3) không có sự phân phối các sản phẩm giáo dục một cách hiệu quả và công bằng, và (4) hệ thống giáo dục công lập không đáp ứng được nhu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động.
Không bỏ qua những thử thách và trung hạn và dài ngày, Indonesia đồng thời phải đối phó ngay với những thử thách ngắn ngày, và đồng thời đảm bảo những tiến bộ đã đạt được không bị đảo ngược. Một chiến lược giải tỏa khủng hoảng trong đó duy trì sự đầu tư vào giáo dục cơ bản và bảo vệ người nghèo khỏi những tác động có hại của những sự kiện vừa qua là một công tác cấp bách.
Tác động của cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng kinh tế của Indonesla đã làm tổn thương đến người nghèo với mức thu nhập bị hạ thấp, giá cả tăng vọt, nạn thất nghiệp và bán thất nghiệp tăng cao. Khả năng đầu tư vào con người của người nghèo, và kéo theo là khả năng thu nhập trong tương lai của họ đã bị ảnh hưởng nặng nề vì các bậc phụ huynh phải đương đầu với học phí cao hơn và thu nhập thấp hơn. Thêm vào đó, các trường phục vụ cho cộng đồng người nghèo không còn khả năng cung ứng ngay cả một nền giáo dục cơ bản có chất lượng vì sự tài trợ của nhà nước suy giảm và thu nhập của phụ huynh và của cộng đồng bị thu nhỏ lại
Theo tình hình của cuộc suy giảm kinh tế trong thập kỷ trước, sự kết hợp của việc giảm tài trợ cho giáo dục, học phí tăng cao và thu nhập gia đình giảm sút, đã làm giảm số lượng học sinh nghèo đến trường đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở. Theo kinh nghiệm của những nước châu Mỹ La Tinh trong các thập niên 1980 và 1990, sự thất bại trong việc hỗ trợ ngắn ngày cho các hoạt động giáo dục cơ bản sẽ dẫn đến những mất mát không thể cứu vãn trong việc đầu tư dài ngày cho con người.
Sự giảm sút Sĩ số Đối với Học sinh nghèo
Trong thời gian khủng hoảng, việc giáo dục của trẻ em chịu ảnh hưởng đầu tiên. Tuy nhiên với độ lớn và độ sâu chưa từng có của cuộc khủng hoảng ở Indonesia, việc đánh giá tác động của những sự kiện trước đó đối với việc đi học của học sinh là vô cùng phức tạp.
Trong khi chưa có con số chính xác về những tác động này, những người làm chính sách, những nhà tài trợ, các giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh, các tổ chức phi chính phủ đều đồng ý rằng tác động của cuộc khủng hoảng đến những học sinh nghèo là rất sâu sắc. Một bằng chứng mạnh mẽ nhất là sự tác động trong cuộc xáo trộn kinh tế nhỏ hơn vào những năm 1986/ 1987, trong đó tỉ lệ học sinh đến trường ở các trường trung học cơ sở đã giảm từ 62% xuống 52%. Và phải mất một thập kỷ để kéo lại tỉ lệ như cũ.
Sự Giảm sút Chất lượng Giảng dạy
Ngay cả trước cuộc khủng hoảng, chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục cơ bản, và đã không đạt yêu cầu. Trong khi những chỉ số về chất lượng và khó xác định, thì sự suy giảm về đầu tư trên mỗi học sinh cũng giảm sút, từ 23.000 Rp (18 USD) của năm học 1985/ 86 xuống còn 6.000 Rp (3 USD) của năm học 1989/90. Nhà trường cần sách vở, trang thiết bị và sự bảo trì. Đến lúc đó chất lượng giáo dục còn chịu ảnh hường thêm vì chính quyền, nhà trường và phụ huynh đều cố giảm thiểu đến mức tối đa các chi phí cho giáo dục. Cộng đồng những người nghèo là bị tác động nặng nề nhất.
Sự Phản ứng
Nhằm làm cho sự đầu tư vào con người không bị ảnh hưởng, chính quyền Indonesia đã từng bước chống lại những tác động của cuộc khủng hoảng và tránh những hậu quả giống như trong cuộc xáo trộn kinh tế trước đó. Chính quyền đã đưa ra một biện pháp gồm 5 điểm:
Duy trì mức tài trợ cho giáo dục cơ bản giống như trước cuộc khủng hoảng (năm 1996/ 1997) .
Sử dụng 382 triệu USD cho chiến dịch ''Bám trường Bám lớp, vào tháng 6 năm 1998, trong đó có 2,6 triệu USD dành làm học bổng cho những học sinh nghèo nhất ở cấp trung học cơ sở để khích lệ cho học sinh hết tiểu học chuyển sang trung học.
Cũng là một phần trong chiến địch 'Bám trường Bám lớp', 82.000 trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc các cộng đồng nghèo sẽ nhận trợ cấp để bù thêm sự đóng góp giảm thiểu của phụ huynh và sự tăng chi phí đầu vào.
Hỗ trợ cho hai chương trình trên là một nỗ lực của cả quốc gia và xã hội, liên quan đến chính quyền và các tổ chức phi chính quyền, và cả hệ thống truyền thông đại chúng bao gồm đài truyền hình, đài phát thanh và các phương tiện truyền thông in ấn. Khẩu hiệu được đưa đến từng làng mạc là 'Giữ học sinh ở lại trường'.
Một nỗ lực để giám sát những tác động của cuộc khủng hoảng đối với học sinh được thực hiện với sự kết hợp của những cuộc khảo sát nhanh chóng nhưng có tính tiêu biểu, một cuộc giám sát các chương trình học bổng và tài trợ, và việc xử lý và phân tích nhanh chóng kết quả của cuộc khảo sát kinh tế xã hội ở cấp độ gia đình.
Vai trò của Ngân hàng Thế giới
Kể từ thời gian đầu của cuộc khủng hoảng ở Indonesia, Ngân hàng Thế giới đã đáp ứng với tình hình này và lên các chương trình hành động. Mục tiêu là giữ gìn những thành quả giáo dục trong vòng hai mươi năm qua, giám sát những tác động của cuộc khủng hoảng đối với việc chi tiêu cho giáo dục, và chuẩn bị cho bước tăng trưởng tiếp theo. Ngân hàng đã hỗ trợ cho chính quyền trong việc giữ học sinh ở lại trường. Ngân hàng đã làm việc sâu sát với chính quyền Indonesia để xem lại những dự án nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu:
Ủng hộ cho nhu cầu bảo vệ những khoản chi tiêu cho giáo dục cơ bản.
Duyệt lại các khoản chi tiêu cho giáo dục công lập.
Duyệt lại chiến lược của Ngân hàng ở cấp độ ngắn hạn và trung hạn.
Hỗ trợ cho việc thiết kế và thực hiện chương trình quốc gia 'Bám trường Bám lớp'.
Duyệt lại và sắp xếp lại danh mục đầu tư.
Giám sát và đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng đối với giáo dục cơ bản. Giáo dục Trên đường Phát triển.
Mục đích của giáo dục Indonesia và phát triển chất lượng con người nói chung, nâng cấp độ thông minh cũng như phẩm giá và tính toàn vẹn của đất nước, hình thành những con người hướng đến việc nắm vững khoa học và công nghệ, có lòng yêu nước và khuyến khích việc thực hiện một xã hội học tập.
Mục tiêu và chính sách của phát triển giáo dục
Các mục tiêu của sự phát triển trong lĩnh vực phát triển giáo dục là:
a/ Đảm bảo và hoàn thành Chương trình Chín năm Cưỡng bách Giáo dục trên cơ sở chương trình cải tiến phúc lợi nhân dân và làm giảm bớt sự nghèo đói.
b/ Tái lập sự giáo dục cho các trẻ em nhỏ tuổi trong môi trường gia đình và xã hội.
c/ Thực hiện chương trình can thiệp vào giáo dục sơ cấp và giáo dục trung học nhằm duy trì sĩ số và ngăn chặn việc bỏ lớp.
d/ Duy trì khả năng học ở cấp cao qua tác động của khủng hoảng tiền tệ.
e/ Nâng cấp chất lượng trong tất cả các loại hình và các cấp độ giáo dục trong các trường hướng nghiệp và các trường đại học.
f/ Thực hiện chương trình các Gói Học tập A và B như một van an toàn cho việc hoàn tất Chín năm Cưỡng bách Giáo dục và như một nỗ lực giảm bớt nghèo đói.
g/ Nâng cấp việc quản lý nguồn nhân lực trên cơ sở việc đem lại sức sống mới trong việc quản lý giáo dục.
h/ Duy trì nỗ lực học tập đã đạt được (11,8% ở cấp độ giáo dục cấp cao, 37% ở bậc trung học phổ thông, 69% ở bậc trung học cơ sở, và 95% ở bậc giáo dục sơ đẳng) bằng cách tiếp tục đặt những nỗ lực thường xuyên để ngăn chặn việc bỏ lớp, với học bổng cấp cho 4,36 triệu học sinh ở các cấp học.
Để đạt được những mục tiêu đó, chiến lược đặt ra là nâng cấp chuyên môn để duy trì và cải tiến chất lượng giáo dục, thực hiện việc phân phối cơ hội giáo dục đồng đều và dân chủ hóa trong giáo dục, cải cách các tổ chức và việc quản lý giáo dục trên cơ sở tạo ra.những cải tiến có hiệu quả trong giáo dục.
Chương trình chín năm cưỡng bách giáo dục
Để hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình chín năm cưỡng bách giáo dục và trong nỗ lực giữ học sinh đến trường, các học bổng đã được cấp phát cho những học sính gia đình nghèo. Ngoài ra quỹ hỗ trợ hoạt động (DBO) cũng được cấp cho các trường ở những khu vực nghèo qua Chương trình Mạng lưới An toàn Xã hội (JPS). Trong nỗ lực hoàn tất chương trình chín năm cưỡng bách giáo dục, các chương trình học tập 'gói A' và 'gói B' đã được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, nhiều nỗ lực đã được tiến hành để cung cấp thông tin liên quan đến sự quan trọng của giáo dục qua các phương tiện truyền thông in ấn và điện tử.
Trong vòng một năm chính quyền đã thực hiện chương trình 'gói A' với cấp học sơ cấp cho 111. 790 học sinh, trong có 240 trẻ em đường phố ; 'gói B' với cấp phổ thông cơ sở cho 327.690 học sinh, trong đó có 560 trẻ em đường phố chương trình 'gói A' nhằm xóa nạn mù chữ cho 582.880 người; chương trình học tập về kinh doanh cho 39.875 người; và chương trình về học bổng và đào tạo trong khi làm việc cho 6.631 người. Ngoài ra chính quyền cũng thực hiện việc đánh giá kết quả học tập ở cấp độ quốc gia. Trong số 43.298 người tham dự kỳ thi 'gói A' có 38.563 người đậu (tỉ lệ 89,06%), trong số 98.369 người tham dự kỳ thi 'gói B' có 83,96% đã đậu.
Trong thời kỳ cải cách, chính quyền đã thực hiện việc bãi bỏ nhiều quy định trong phạm vi giáo dục, chẳng hạn như miễn học phí và phí đăng ký mà học sinh phải nộp vào đầu năm học cho đến cấp trung học phổ thông, cung cấp sách giáo khoa để mỗi học sinh có một bộ, còn đồng phục thì vẫn cần nhưng không bắt buộc.
Những học sinh không thể tham dự kỳ thi cuối năm hay cuối cấp vì lý do hạn chế về tài chính có thể xin giấy giới thiệu của hiệu trưởng để tiếp tục học tiếp ở những lớp trên. Chương trình dịch vụ giáo dục được thiết kế kết hợp với mô hình phân quyền đã được thực hiện tại năm tỉnh là Tây Java, Bengkulu, Riau, Bắc Sumatra, và Maluku.
Một trong những nỗ lực làm gia tăng chất lượng giáo dục là thực hiện hệ thống quản lý trên cơ sở cấp trường. Việc này đã được thực hiện với sự chuẩn bị tết và việc hoạch định một cách thống nhất. Với mục đích này, kể từ năm học 1999/ 2000 một số trường được chọn đã nhận được quỹ hoạt động để nâng cao chất lượng.
Giáo dục cấp cao
Để đáp ứng với nhu cầu của cộng đồng và khu vực kinh doanh về những công nhân có kỹ năng trong thời đại toàn cầu và thời đại công nghiệp, chính quyền đã bố trí lại các trường dạy nghề. Kỷ nguyên toàn cầu đã tác động đến sự gia tăng về mối quan hệ làm việc giữa các quốc gia, trong đó có mối quan hệ giữa các trường đại học nhà nước với chính quyền địa phương, và mối quan hệ giữa các trường đại học nước ngoài với các trường đại học ở Indonesia.
Trong điều kiện này, Quy định số 30/ 1990 của chính quyền, đặc biệt là điều 120 đã được điều chỉnh. Điều khoản mới quy định rằng phía nước ngoài không được mở các cơ sở giáo dục cấp cao tại Indonesia. Ngoài ra, cả đại học công lập và đại học tư thục đều được đối xử công bằng như nhau.
Một trường đại học trong kỷ nguyên toàn cầu hóa này cần phải có năng lực cạnh tranh. Để đáp ứng cho điều này, một qui định mới của chính phủ đã được soạn thảo, trong đó xác định quyền tự trị của các cơ sở giáo dục công lập trong việc phát triển chương trình, quản lý và tận dụng các nguồn lực, đặc biệt là các quỹ có nguồn gốc từ nhân dân hoặc chính quyền, cũng như việc tận dụng các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực chung quanh để làm lợi thế cạnh tranh.
Tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ là một trong những nguyên nhân làm những sinh viên nghèo phải bỏ học. Để khắc phục tình trạng này, học bổng đã được cấp phát cho những sinh viên gặp khó khăn về tài chính, và tài chính đã được hỗ trợ cho các chi phí hoạt động của những cơ sở giáo dục cấp cao cần thiết. Ngoài ra, để chuẩn bị cho các sinh viên bước vào môi trường công việc, trong năm cuối họ sẽ được hướng dẫn về việc thành lập cơ sở kinh doanh, nhằm khích lệ các sinh viên tạo ra các cơ hội việc làm.
Giáo dục không chính thức
Trong nỗ lực nhằm giúp đỡ cho chương trình bớt giảm nghèo đói và việc tận dụng kinh tế ở vùng quê, chính quyền đã thực hiện những chương trình các nhóm học tập, đào tạo nghề nghiệp, các khoá học không chính thức và giáo dục xã hội. Việc làm cho dân làng có khả năng hoạch định và thực hiện cũng như kiểm soát các chương trình phát triển cho những trẻ em được thực hiện kết hợp với các chương trình về sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục.
Trong nỗ lực gia tăng những thành tích về thể thao, các giải thưởng đã được trao tặng cho những vận động viên xuất sắc của tất cả các bộ môn. Ngoài ra, các chương trình hướng dẫn và huấn luyện được mở rộng qua quá trình chọn lựa những học sinh có năng lực ở những trung tâm giáo dục vạ đào tạo của các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Ragunan.
Trong khuôn khổ chương trình giới thiệu Indonesia cho thế giới, nhiều nỗ lực đã được đặt ra để nâng cao các thành tích trong diễn đàn thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, qua các lễ hội và hội nghị quốc tế. Ngoài ra, chính quyền cũng phát triển bảo tàng quốc gia thành một trung tâm ở cấp độ quốc tế trong việc thu thập các tác phẩm nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu và nghỉ ngơi văn hóa. Nhằm thống nhất quốc gia rộng lớn này và tăng cường niềm tự hào quốc tế, nhiều nỗ lực đã được liên tục đặt ra nhằm phát huy vị trí và vai trò của ngôn ngữ Indonesia như là một ngôn ngữ quốc gia.