Tài liệu: Ingres (1780 - 1867)

Tài liệu
Ingres (1780 - 1867)

Nội dung

INGRES (1780 - 1867)

Nguyên Phi (La Grande Odalisque)

 

Màu dầu: 86162 cm

Sáng tác năm: 1814

Bảo tàng Louvre - Paris

Ingres sáng tác bức tranh Nguyên phi tại Roma khi ông đã 34 tuổi. Bức tranh đã gây nên những cuộc tranh luận, khi nó được trưng bày ở Salon de Paris năm 1819. Hoàng hậu Caroline đã đặt ông làm bức tranh này nhưng sau lại từ chối nó.

Chủ nghĩa lãng mạn đang ra đời đã buộc tội tính cổ điển và Hàn lâm Viện, thói quen mà Ingres đã bị phụ thuộc về cả màu sắc và hình họa ''Hình họa, thưa ngài đó là sự trung thực, đó là danh dự... '' và những nhà giải phẫu thận trọng khiển trách quá đáng cái phi thực tế: sự kéo dài cột sống. Người ta không nhận rõ cái mà Ingres đã vận dụng mới hơn, táo bạo hơn dưới bề ngoài của chữ nghĩa Hàn lâm Viện: Một màu sắc dữ dội, một sự gợi tình sống sượng một cách đánh lừa táo bạo với hiện thực thích hợp ở đấy với ý chí sáng tạo và trật tự tối cao của cấu trúc tạo hình.

So sánh với những bức khỏa thân vĩ đại từ xưa như Vénus Rokeby của Velazquez, Vệ nữ ngủ (Vénus endormi của Giorgione, Maja khỏa thân của Goya, bức Nguyên phi của Ingres cũng là tác phẩm thuộc loại bậc thầy và nổi tiếng trong loạt tranh khỏa thân của ông. Ingres đã tham gia vào một sự khiêu gợi lạnh lùng, một sự hấp dẫn kỳ lạ mà người ta không thấy có ở những tranh khác và đó là dấu hiệu cá biệt của sự duy cảm kỳ dị khó tính của ông.

Bà Moitessier

(Madame Moitessier)

Màu dầu: 12092 cm

Sáng tác năm: 1856

Bảo tàng quốc gia London

Ở đây người ta thấy những người đàn bà thượng lưu là đề tài quen thuộc của một số họa sĩ. Về mọi phương diện Ingres là học trò trung thành của David trong phong cách Tân cổ điển, tôn trọng đăng đối và bình ổn, tinh khiết của hình thể và đường nét. Tranh của ông mượt mà như sa tanh, các bà mệnh phụ tuyệt thế giai nhân và hoàn chỉnh như đồ sứ Trung Quốc, nuột là, hấp dẫn.

Bà Moitessier là người đàn bà duy nhất được ông vẽ hai tần. Lúc đầu, ông từ chối không vẽ chân dung bà khi xem một danh sách những người đàn bà quý phái muốn được ông vẽ. Nhưng khi gặp bà Moitessier ông bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp đặc biệt của bà. Lúc đầu, hình ảnh Moitessier tượng trưng cho nữ Thần Acadia, bức này ông không ưng ý. Bức thứ hai được giới thiệu ở đây cho ta thấy hình ảnh bà Moitessier trong dáng trầm lặng, áo màu sặc sỡ, đồ trang sức ánh lên vẻ giàu có. Nếu như trình độ kỹ thuật của Ingres đã từng ghi nhận trong tác phẩm vẽ tĩnh vật, từng hạt mồ hôi ứa trên một vỏ chanh đã gọt thì tác phẩm Bà Moitessier cũng là một bằng cứ cho sự chạy đua với hình thể bên ngoài tới cực điểm của Ingres.

 

Nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ

(Le Bain Turc)

Sáng tác năm: 1863

Đường kính 108 cm,

Bảo tàng Louvre - Paris.

Từ bức tranh này, ta thấy Ingres suốt đời miệt mài đi vẽ chân dung những người đẹp, khi là Cung phi, khi là Vệ nữ, khi là vẻ đẹp đàn bà uể oải và đa sầu… Nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ được xem là tác phẩm vĩ đại cuối cùng của ông. Với bố cục tròn, Nhà tắm Thỗ Nhĩ Kỳ là nơi hội tụ toàn bộ những tranh khỏa thân của ông. Trong căn phòng bốc hơi nghi ngút các vẻ đẹp hiện lên: Đây - tấm lưng trần của một kỹ nữ, đây dáng mệt mỏi của một Cung phi, kia là Vệ nữ Anadyomen... Đó là những hình mẫu khỏa thân quen thuộc trong suốt cuộc đời sáng tác của Ingres, những mẫu ngự trị vĩnh cửu trong các tác phẩm nổi tiếng của ông. Đây là sự tổng hợp bút pháp nghệ thuật của Ingres ở những đường lượn mềm mại, ánh sáng trực diện và mảng màu nguyên thủy đa dạng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/175-02-633386895376562500/Nghe-thuat-tao-hinh-Tac-giaTac-pham-cua-th...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận