Tài liệu: Mặc khắc phiên

Tài liệu
Mặc khắc phiên

Nội dung

MẶC “KHẮC PHIÊN”

 

Thổ táng của dân tộc Hồi từ trước tới nay rất giản đơn, không dùng quan quách (trong quan ngoài quách), chỉ dùng một tấm vải trắng quấn thân (miếng vải dài ba trượng sáu thước), phong tục này dân tộc Hồi gọi là Mặc ''khắc phiên''.

"Khắc phiên'' của dân tộc Hồi nhìn từ góc độ màu sắc mà nói, bất cứ một khu vực nào cũng đều là màu trắng. Nhìn từ góc độ chất lượng tuyển chọn, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, tất cả đều dùng vải bông trắng, không dùng vải lĩnh, lụa, đoan và những loại vải cao cấp khác. Đây chủ yếu là chịu ảnh hưởng của giáo giới Islam.

Người Hồi thích nhất vải trắng, người sống mặc áo trắng, người chết dùng vải trắng để làm ''khắc phiên''. Về kiểu cách, yêu cầu của ''khắc phiên'' đối với người dân tộc Hồi ở các địa phương khác nhau về đại thể giống nhau, chỉ có phân biệt nam nữ mà thôi.

Người nam chết dùng ba bộ vải liệm: một là đại liệm, người Hồi gọi là ''đại ngọa đơn'', dài ngắn đại thể tùy theo thân người, trên dưới và hai bên thừa ra 6-7 tấc, thông thường thì nó dài khoảng 7 thước, rộng khoảng 4 thước 5 tấc. Thứ hai là tiểu liệm, tục gọi là "tiểu ngọa đơn''; cũng gọi là ''nhị đơn'', dài ngắn tùy theo thân người, nhưng trên dưới hai đầu rộng khoảng 4 thước 5 tấc. Thứ ba là áo lót, người Hồi gọi là “Cách mễ tổ”. Nó có độ dài từ vai đến mắt cá chân, rộng ước chừng 1 thước 2 tấc. Trên vai có thể khâu thêm một cái mũ, chiều dài cộng lại ước chừng 9 thước.

Quần áo liệm của người nữ nhiều hơn so với người nam hai bộ. Trừ ba bộ giống như của người nam ra còn thêm một bộ lót ngực và khăn bịt đầu (của các dân tộc thiểu số). Áo lót ngực dài ba tấc, rộng một tấc, khăn bịt đầu, cũng gọi là khăn che đầu dài ba thước dùng để lót tóc, buộc lại bằng vải.

Trước khi dân tộc Hồi mặc ''khắc phiên'' còn phải cho người chết tắm rửa sạch sẽ, cũng gọi là tắm “mai tuyền đài”. Tắm rửa sạch sẽ dù là ở Chùa Thanh Chấn hay là ở tại nhà có tang đều cần chuẩn bị tốt giường tắm (thông thường là ván cửa đã được lau tẩy khô và sạch), rồi dùng bình nước sôi, nước ấm, khăn mặt,… Nếu như việc tắm rửa sạch sẽ ở tại nhà có tang mà Chùa Thanh Chấn lại tương đối gần thì đều phải gánh nước từ trong chùa. Trên đường gánh nước nếu mệt rồi có thể để người khác thay thế nhưng thùng nước không được phép đặt xuống đất.

Tắm rửa sạch sẽ cho người chết thường do ba người đảm nhiệm, một người chuyên môn đổ nước, một người giúp việc cọ rửa, một người mang găng tay, hai tay nhè nhẹ rửa ráy. Găng tay thông thường cần chuẩn bị hai đôi, lúc rửa thân trên dùng một đôi, lúc rửa thân dưới dùng một đôi. Lúc rửa không được phép để bình nước sôi xuống đất.

Tắm rửa sạch sẽ cho người chết của dân tộc Hồi nam nữ cũng có khác nhau, nam không rửa cho nữ, nữ không rửa cho nam. Nhưng dù là rửa cho nam hay nữ thì trình tự đều giống nhau. Cách tắm cho người chết và người sống lúc bình thường tắm giống nhau. Tắm rửa sạch sẽ cho người chết của dân tộc Hồi, ngoài ba người trực tiếp rửa ra, người khác đều không được vào.

Sau khi tắm, rửa sạch sẽ cho người chết mới chuyển xác để bọc vải ''khắc phiên'' đã được chuẩn bị trước, theo quy định có liên quan đến tập tục, phải trước, trái sau, từng bọc từng bọc một, trước tiên lót “Cách mỉ tổ”, cuối cùng thêm mũ, lưng đầu, chân đầu dùng dây thắt lưng thắt chặt. Xác người nữ còn phủ thêm áo lót ngực và khăn che đầu. Đối với những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh vì đất nước, vì lễ giáo của dân tộc Hồi, với tư cách là “Xá tiện dư” khỏi phải lễ tắm rửa, khỏi phải mặc “khắc phiên”, cho phép chôn cả quần áo máu.

Khi mặc ''khắc phiên'' cho người chết của dân tộc Hồi, cần phải vẩy một chút hương liệu lên ''khắc phiên", băng phiến, nước long não, nước hoa. Điều đó là vì đề phòng những con vi trùng làm thối rữa xác, cũng là phản ánh và biểu hiện hoài niệm đối với người chết.

Sau khi mặc xong “khắc phiên”, đem người chết đặt trong cái hộp gỗ (có địa phương dùng da trâu làm như cái cáng cứu thương) do bốn người hoặc sáu người khiêng đến nghĩa địa.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1079-02-633390318406587500/Tuc-le-mai-tang-va-nghi-thuc-mai-tang-cua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận