Tài liệu: Italia - Mỹ thuật

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Italia có nhiều họa sĩ danh tiếng thế giới. Giotto, xuất thân từ trường Cimabue, là một họa sĩ hàng đầu của thế kỷ 14,
Italia - Mỹ thuật

Nội dung

MỸ THUẬT

Italia có nhiều họa sĩ danh tiếng thế giới. Giotto, xuất thân từ trường Cimabue, là một họa sĩ hàng đầu của thế kỷ 14, với những tác phẩm như tháp chuông ở Florence và những bức tranh tường trong nhà thờ St. Francis ở Assisi. Các hoàng tử ở thế kỷ 15 và 16 triệu tập các họa sĩ, điêu khắc gia và kiến trúc sư để làm đẹp cho tư dinh và những thành phố của họ. Những hoạt động này cũng được thực hiện trong lãnh địa của giáo hoàng, nơi Raphael và Michelangelo làm việc vào đầu thế kỷ 16.

Hội họa của thời kỳ Phục hưng cũng mang nhiều nét đặc sắc Botticelli trong tác phẩm ''Sự Giáng sinh của Thần Vệ Nữ'', đã mô tả chân dung của vị thần ái tình vừa xuất hiện trên mặt biển.

Gian Lorenzo Bernini là một người thể hiện phong cách Baroque vĩ đại nhất. Ông là một kiến trúc sư, một họa sĩ, một người thiết kế sân khấu, và là một nhà viết hài kịch; nhưng trên hết, ông ta là một điêu khắc gia đại tài. Ông đã để ra cả cuộc đời làm nghệ sĩ chính thức cho giáo hoàng và những gia đình quý tộc nổi tiếng ở Rome. Những tác phẩm nghệ thuật của ông rất tuyệt vời và đa dạng, là kết quả của sự phối hợp giữa kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Những bức điêu khắc nổi tiếng của ông có ''Apollo và Daphne'' (1622-1624) và ''Phút Xuất thần của Thánh Theresa'' (1644-1651), đều được đặt ở Rome.

Đến thế kỷ 18, Canaletto đã đãi ngộ hậu thế bằng những quang cảnh thơ mộng của Venice và những cảnh sinh hoạt hàng ngày với một không khí nhẹ nhàng và trung thực. Thế kỷ này chứng kiến sự phục hồi của quan niệm cổ điển, được kích thích thêm bằng những cuộc khai quật khảo cổ Antonio Canova là một người thể hiện chủ nghĩa Tân Cổ điển vào tầm cỡ bậc thầy trong nghệ thuật điêu khắc.

Thế kỷ 20, Italia đã sản sinh ra một số tài năng như Boccioni, Balla, Carra, Giorgio De Chirico, Renato Guttuso và Alberto Burri. Riêng với Alberto Burri, ông đã sử dụng những vật liệu bình thường như vải, plastic và nhựa đường, nhưng lại đốt và xé chúng để thể hiện những trạng thái tâm hồn, những đau khổ và giày vò vốn hiện hữu trong chiều sâu của từng con người.

THIẾT KẾ

Những bậc thầy về thiết kế trong các thập kỷ 1950 và 1960 như Aulenti, Castiglioni và Magistretti đã làm rất tốt công việc của họ trong thời kỳ của những tâm hồn sáng tạo trong một môi trường quốc tế. Trong thiết kế công nghiệp, đồ dùng gia đình và ô tô, phong cách của Italia thể hiện một sự hòa trộn giữa trí tưởng tượng và sự qui hoạch chính xác.

Cơ sở để sản sinh ra những bậc thầy đó chính là những cơ sở đào tạo những trường dạy thiết kế, những chuyên ngành của các trường đại học và những cuộc triển lãm, tất cả đều có chất lượng xuất sắc. Đặc điểm của xã hội ngày nay là rất đa dạng và năng động, với những hệ thống sản suất và phân phối linh hoạt, và với những công ty có nhiều nhà thiết kế trẻ và đầy tài năng.

Lối thiết kế của Italia mang tính chất dễ chịu và linh hoạt, tuy không kém phần phức tạp. Cách thiết kế này toát lên rất nhiều cảm xúc và những gợi ý. Nhiều món hàng được thiết kế mang những yếu tố về nhân tính và cảm tính rất cao, và lối thiết kế này đã được đặt tên là “thiết kế cảm xúc”.

Một lối thiết kế khác, mang tính lý trí nhiều hơn là cảm xúc, cũng đã tạo ra những đồ vật mang đầy tính tưởng tượng như các loại đèn, xoong chảo và các vật dụng nhỏ khác. Tương phản với lối thiết kế cảm xúc, trong cách thiết kế này người ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng về vật liệu, màu sắc và kết cấu của các đồ vật. Một ví dụ về lối thiết kế này là ứng dụng cho các thiết bị ánh sáng, như các loại đèn mỹ thuật dùng trong các văn phòng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2088-02-633492226974062500/Van-hoa---xa-hoi/My-thuat.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận