KÍNH VIỄN VỌNG VÀ THẤU KÍNH
Kính viễn vọng là dụng cụ quang học dùng để quan sát các vật thể ở xa hoặc các thiên thể. Kính viễn vọng xuất hiện sớm nhất vào năm 1608 do nuột người thợ kính Hà lan là Lipbo phát minh. Bấy giờ nhà khoa học Italia Galilê có nghe nói đến chiếc ống kỳ lạ của người Hà Lan nọ về khả năng có thể nhìn và phóng đại hình ảnh của vật quan sát. Điều đó khiến Gali1ê nghĩ đến việc liệu có thể cải tiến chiếc ống phóng đại nọ để quan sát các vì sao, Mặt Trăng, tìm hiểu các bí mật của vũ trụ được không. Trải qua thời gian dài nghiên cứu, chế tạo, cuối cùng Galilê đã chế tạo được ống kính viễn vọng Galilê dài 1,2m đường kính 4,4cm, có thể phóng đại được 33 lần. Dùng chiếc kính viễn vọng này có thể thấy các hang hốc, hình thể núi non trên mặt trăng; nhìn thấy được chuyển động tự quay của Mặt Trời; chung quanh sao Mộc có 4 vệ tinh, sao Thổ có một vòng sáng tuyệt đẹp; còn sao Kim thì giống như một Mặt Trăng; cũng có tuần trăng tròn, trăng khuyết, Ngân hà là do hàng nghìn, hàng vạn ngôi sao tập hợp thành. Những phát hiện này đã mở rộng tầm nhìn của loài người, giúp cho con người đi sâu, tìm hiểu vũ trụ.
Kính viễn vọng có khả năng to lớn như vậy là nhờ ở hai thấu kính. Ở phía trước, kính viễn vọng có lắp một thấu kính lồi đường kính lớn có tiêu cự dài gọi là vật kính. Ở phía sau có một thấu kính nhỏ, tiêu cự ngắn đó là thị kính. Vật kính sẽ đem các tia sáng đi từ các vật ở xa xôi hội tụ tại mặt phẳng cho một hình ảnh thực ngược của vật đó, giống như đem hình ảnh của vật ở xa đến lại gần bên cạnh người quan sát. Nếu hình ảnh thực đảo ngược xuất hiện tại trước tiêu điểm của thị kính, ta sẽ có một ảnh ảo được phóng đại lên nhiều lần.
Vào năm 1615 Kepler đã chế tạo một kính viễn vọng giống kính viễn vọng của Galile, lợi dụng hiện tượng chiết xạ ánh sáng từ các vật thể ở xa gửi đến, nên người ta gọi đó là các kính viễn vọng khúc xạ. Do các thấu kính có thể hấp thụ một phần các tia sáng; vật liệu chế tạo thấu kính lại có thể có chiết suất khác nhau với các tia sáng có bước sóng khác nhau nên các loại kính viễn vọng này có thể dùng để quan sát các vật giã ngoại trong quân sự: nhưng nếu dùng để quan sát các thiên thể thì không phải là lý tưởng. Để khắc phục nhược điểm đó, các nhà khoa học lại thiết kế, chế tạo loại kính viễn vọng phản xạ. Kính viễn vọng phản xạ dùng gương phản xạ parabol thay cho thấu kính làm vật kính. Do bề mặt phản xạ rất ít hấp thụ ánh sáng và các tia đơn sắc đều phản xạ như nhau trên gương nên loại kính viễn vọng phản xạ đã khắc phục được nhược điểm chính của kính viễn vọng khúc xạ. Kính viễn vọng phản xạ được phát minh năm 1672. Ngày nay các kính viễn vọng lớn trên thế giới đều dùng loại kính phản xạ. Năm 1970, Liên Xô (cũ) đã lắp đặt một kính viễn vọng phản xạ lớn trên đỉnh núi Caucase (Capcazơ) cao 2050m. Kính viễn vọng này có đường kính 6m, dài 79m, nặng 840 tấn, có thể nhìn thấy một ngọn nến ở cách xa 24.000 km. Năm 1989, Trung Quốc cũng đã thiết kế và chế tạo một kính viễn vọng phản xạ đặt tạo đài quan sát Hưng Long ở Bắc Kinh. Đây là kính thiên văn lớn nhất của Trung Quốc và cũng là của Đông Á. Kính viễn vọng này có đường kính 2,16m, nặng 92 tấn có thể nhìn thấy một cây củi đang cháy ở xa 20.000 km. Mỹ cũng đã lắp đặt nuột kính viễn vọng lớn gọi là ''Keck'' trên đỉnh một ngọn núi lửa đã tắt là Mauna Kea trên đảo Hawai. Kính viễn vọng lớn này có đường kính 10,16m, là kính viễn vọng phản xạ lớn nhất thế giới hiện nay.
Để tiến một bước sâu hơn vào việc nghiên cứu bí mật của vũ trụ, để tránh ảnh hưởng của bầu khí quyển đến các phép đo đạc trong thiên văn học; vào tháng 4/1990, ở Mỹ người ta đã đưa kính thiên văn Hubble vào quỹ đạo cách mặt đất 672 km. Nhờ kính viễn vọng Hubble trên quỹ đạo ngoài trái đất, các nhà khoa học đã thu được những tấm ảnh về những hệ thống tinh tú rất xa, rất rõ nét.