Tài liệu: Ly hôn trên quan điểm nhà tâm lý học

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhưng dù do nguyên nhân nào theo luật lệ nào, rốt cuộc thì việc ly hôn vẫn bắt nguồn từ những nguyên nhân tâm lý sâu sắc
Ly hôn trên quan điểm nhà tâm lý học

Nội dung

Ly hôn trên quan điểm nhà tâm lý học

Nhưng dù do nguyên nhân nào theo luật lệ nào, rốt cuộc thì việc ly hôn vẫn bắt nguồn từ những nguyên nhân tâm lý sâu sắc. Điều quan trọng là ngay từ đầu phải hiểu rằng lấy chồng lấy vợ, dù bây giờ có đơn giản mấy chăng nữa, hoàn toàn không giống như việc lên tàu điện. Có thể chán thì xuống tàu nhìn quanh nhìn quẩn xem có nên lên tàu khác hoặc đi dạo một mình một lát. Thói nông nổi ấy sớm muộn cũng sẽ bị cuộc sống trừng phạt, và có khi nó trừng phạt khắt khe đến nỗi một số người vĩnh viễn không thể lập gia đình được nữa, chứ đừng nói tới chuyện xây dựng một gia đình hài hoà. Bất kỳ một quan hệ tình dục nào chúng ta đều thực hiện được nhưng đều để lại dấu vết trong lòng ta sau khi ta đã phá hủy chúng. Những quan hệ ấy có ảnh hưởng (thường là khó nhận biết) tới toàn bộ cách xử sự về sau của ta, phản ánh vào người vợ, người chồng mới của ta. Thất bại đầu tiên nhiều khi kéo theo những thất bại mới, và sẽ chẳng bao giờ chúng ta bứt được ra khỏi cái vòng luẩn quẩn chừng nào mà chúng ta chưa có một cái nhìn phê phán đối với bản thân và không sửa chữa. Điều này càng lớn tuổi càng khó thực hiện. Có khi ta quen lối sống đó rồi, chẳng muốn thay đổi gì nữa.

Cuộc sống trong hôn nhân tương tự cuộc sống trong một vở diễn trên sân khấu. Trước khi có buổi công diễn đầu tiên, chúng ta phải tìm hiểu kịch bản xem trong đó có cái gì ta ưng, cái gì ta không ưng. Rồi đến việc phân vai. Chọn vai xong ta cố gắng nhập vai, học thuộc những lời nói mà trước kia chưa bao giờ ta nói, nhưng những lời ấy khiến ta xúc động bởi vì nó tươi mới và có nội dung đặc biệt hiện tại chỉ có những người tham gia tập là hiểu được. Tiếp sau các buổi tập là buổi tổng diễn tập, cuối cùng là buổi công diễn đầu tiên ta hằng mong đợi, tức là lễ cưới. Nhiều khi, cả ở buổi công diễn vẫn còn nhiều điều chưa ăn khớp lắm, chưa hài hoà lắm, đôi điều phải sửa lại trong những buổi diễn sau, đôi điều phải cải tiến, chuyển chỗ, nhấn mạnh, làm mạnh lên hoặc làm nhẹ đi. Ở những gia đình mới cưới, sự việc rất hay diễn ra như vậy. Nhưng rồi vở diễn sống được một năm, hai năm nó được chúng ta nghiên cứu kỹ đến mức chúng ta đã biết cũng trong cảnh ấy ngày mai bạn diễn sẽ xử sự thế nào, chúng ta đã không còn xúc động trước những lời chúng ta nghe thấy nữa... Tóm lại, vở diễn ấy chúng ta phải loại bỏ và thay bằng vở khác?

Nhưng, thứ nhất, cuộc sống dù sao cũng không phải là sân khấu. Và thử hai, các vở diễn cũng khác nhau. Dù ta cố gắng mấy nhưng kịch bản chúng ta chọn không hay hoặc ta cùng bạn diễn bất tài thì ta không nên trách ai ngoài bản thân ta và thị hiếu tồi của ta. Nhưng có những vở cồ điển không rời khỏi sân khấu hàng chục năm; thậm chí hàng thế kỷ, luôn làm ta hồi hộp một cách mới mẻ và giúp ta luôn được sống một cuộc sống trọn vẹn, hết mình. Một cuộc sống vợ chồng như thế là hạnh phúc, và không phải là hiếm như ý nghĩ của những người đã trở nên khắt khe bởi gặp nhiều thất bại.

Nhưng nếu hôm nay bạn chết đi trong Juliet của bạn, để sáng hôm sau bạn lại hồi sinh, nếu hôm nay, người bạn của bạn chết đi trong Romeo của anh ấy, để rồi sáng hôm sau lại thuộc về bạn, thì cả hai, dù có là những diễn viên thiên tài nhất chăng nữa, các bạn cũng không thể sống cuộc đời mình trên sân khấu như các bạn vẫn sống từ trước đến nay, nếu đang giữa vở diễn, bỗng người ta bảo bạn rằng Rômêô của bạn đã bỏ đi với cô khác hoặc Juliet của bạn đã bỏ đi với anh khác và bạn phải tìm gặp ngay một người thay thế để dẫn dắt vở diễn yên ổn đến lúc chót.

Trong bất kỳ trường hợp nào, ly hôn cũng là một chấn động tinh thần cực mạnh không thể trôi qua mà không để lại dấu vết. Các nhà tâm lý học hiện đại có tìm hiểu những nguyên nhân gây ra ly hôn nhưng đồng thời cũng chỉ ra cả những nhân tố không được dẫn tới ly hôn, Trong khi đó, ngày nay nhiều cặp vợ chồng vừa động tới những khó khăn bình thường trong sinh hoạt đã xin ly hôn. Nhưng cũng có những cặp vợ chồng mà một phía thì làm tất cả những gì có thể làm để cứu cuộc hôn nhân, còn phía kia lại một mực “đòi ly dị”. Cuối cùng, có những cặp vợ chồng đúng là không thể chung sống với nhau. Bây giờ chúng tôi sẽ nói cặn kẽ đôi chút về những trường hợp ly hôn là có cơ sở.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4307-02-633737409084538432/Ly-hon/Ly-hon-tren-quan-diem-nha-tam-ly-h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận