Tài liệu: Máy trò chơi điện tử

Tài liệu
Máy trò chơi điện tử

Nội dung

Máy trò chơi điện tử

            Vi tính chuyên dùng cho trò chơi điện tử có thể gắn với tivi trong gia đình do đó gọi là máy trò chơi tivi. Trò chơi điện tử là một trò chơi mới rất lưu hành trong những năm gần đây.

Máy trò chơi điện tử phát triển thần tốc

Trò chơi điện tử là trò chơi vi tính phát sinh từ máy vi tính cá nhân. Từ khi máy trò chơi gia đình gắn với tivi ra đời đến nay chưa đầy 10 năm, nhưng tốc độ phát triển của nó thật đáng kinh ngạc.

- Năm 1978, trò chơi điện tử bắt đầu lưu hành, máy trò chơi điện tử cũng dần được nhiều người biết đến.

- Năm 1981, máy trò chơi điện tử kiểu cát-sê bán hàng.

- Năm 1984, tiêu thụ máy vi tính gia đình.

- Các nhà máy cửa hàng cũng bắt đầu bán máy trò chơi điện tử gia đình.

- Năm 1985, số lượng máy vi tính gia đình vượt 5 triệu chiếc, máy vi tính gia đình rất được lưu hành.

- Năm 1986. Bán hệ thống đĩa từ máy vi tính gia đình.

- Năm 1987. Bán tổ máy PC.

Số lượng máy vi tính gia đình vượt 10 triệu chiếc.

- Năm 1988. Bán MEGA, DRIVE - Bán hệ thống PC - CD – ROM.

- Năm 1989. Bán thằng bé trò chơi. Sau đó tiếp tục bán đồ chơi xách tay.

- Năm 1990. Bán vi tính gia đình siêu cấp.

- Trò chơi được hoan nghênh trong vi tính gia đình, nó tiếp tục ra mắt trong vi tính gia đình siêu cấp.

- Bán MEGA – CD.

10 năm trước. Máy trò chơi thời kỳ đầu, hình ảnh hoặc thanh âm đều rất đơn điệu, nội dung cũng rất đơn giản.

Những biến đổi sau khi có tiến bộ:

(1) Số màu sắc tăng lên, hình ảnh cũng đẹp ra.

(2) Từ thanh âm đơn điệu, đơn giản, diễn biến thành các loại âm nhạc hiện nay.

(3) Vạt chính to ra, hình ảnh đầy cảm giác tốc độ và cảm giác hình khối.

(4) Dung lượng tăng lên, có thể nạp thêm nhiều nội dung.

So sánh cùng một trò chơi đua xe có thể biết ngay sự khác biệt trong đó, không những  hình ảnh đẹp mà cảm giác tốc độ cũng hoàn toàn khác nhau.

v     CÁC LOẠI MÁY TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ

Máy trò chơi điện tử có rất nhiều loại, tính năng của mỗi loại rất không giống nhau, nhưng sự khác biệt lớn nhất là ở chỗ máy chọn chương trình không giống nhau, trò chơi cũng không giống nhau, các bạn tha hồ lựa chọn.

Vi tính gia đình. Từ năm 1984 bắt đầu bán ra đến nay đã gây chấn động, chỉ riêng lượng bán ra ở Nhật đã đạt trên 16 triệu chiếc.

Vi tính gia đình siêu cấp, vi tính gia đình loại máy mới.

Từ 1990 bắt đầu bán ra, không đầy một năm đã vượt 3 triệu chiếc.

MEGA-DRIVE. Máy trò chơi có độ khá cao.

PC II. Loại máy tiêu biểu của hệ tổ máy PC. Trò chơi của tổ máy PC không giống kiểu cát sê mà là kiểu Card.

v     CHỦNG LOẠI TRÒ CHƠI

Đại thể có thể chia thành 8 loại dưới đây: Đầu tiên đa phần là trò chơi động tác đánh bại kẻ thù, trò chơi bắn súng. Sau đó mở rộng phạm vi trò chơi như RPG có tính chất câu chuyện như hí kịch và trò chơi bắt chước có tính kích thích cũng rất được hoan nghênh.

Trò chơi động tác. Đánh ngã kẻ địch trong động tác nhảy và tiến tới mục tiêu.

RPG. Mình là vai chính, trong quá trình trưởng thành vẫn tiếp tục cuộc hành trình mạo hiểm.

Trò chơi bắn súng. Động tác phối hợp hình ảnh, bắn đạn tấn công kẻ thù.

Trò chơi bắt chước. Trong trò chơi thể nghiệm thế giới trong hiện thực.

Thể thao. Bóng chày, Golf, Teniss v.v. . . Hầu như là trò chơi giữa hai người chơi với nhau.

Mạo hiểm. Như đọc tiểu thuyết trinh thám. Chỉ có người chơi mới giải đáp được bí mật của câu chuyện.

Giải đáp câu đố. Giải đáp câu đố mới qua được cửa ải, nội dung trò chơi cũng có tính động tác cao.

Trò chơi trên bàn cờ. Đồ án trò chơi cờ tướng, mạt chược.

Máy trò chơi diện tử tối tân – CD-ROM. Máy trò chơi hiện đại kiểu Cattsett là chính, nhưng từ nay về sau trò chơi CD-ROM có thể tăng lên rất nhiều. CD-ROM, cũng như CD có thể nghe âm nhạc, và có thể ghi lại phần lớn nội dung trò chơi, còn có thể ghi lại âm nhạc.

Tổ máy PC DUO. Hình ảnh của trò chơi CD-ROM. Vì dung lượng rất lớn, cho nên cũng có thể chia ô hình ảnh.

MEGA - CD. Trò chơi lưu hành toàn nước Mỹ. Máy trò chơi điện tử ở Mỹ cũng rất lưu hành nhất là số lượng vi tính gia đình bán ra càng cao. Máy trò chơi gia đình của họ dù tên gọi hay hình dáng đều khác nhau cũng gọi là NES.

 

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

 

            Quan sát các đĩa CD game được bày bán tại các dịch vụ trong thành phố, bạn sẽ nhận thấy trên hình bìa của các đĩa này thường có một ký hiệu đặc biệt đi kèm với những chữ cái ''ESRB''. Vậy ESRB là gì và các ký hiệu của tổ chức này có ý nghĩa như thế nào?

ESRB là chữ viết tắt của Entertainment Software Rating Board (Hội đồng thẩm định các phần mềm giải trí). Đây là một tổ chức độc lập, có chức năng thẩm định và xếp loại các sản phẩm phần mền giải trí được phát hành ở Bắc Mỹ, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng và nhất là các bậc cha mẹ những thông tin sơ khởi trong việc lựa chọn trò chơi có ích và phù hợp với lứa tuổi của trẻ em.

Ý nghĩa của các ký hiệu:

- Early Childhood (ECI): Những trò chơi xếp vào nhóm có nội dung lành mạnh phù hợp cho lứa tuổi từ 3 trở lên.

- Everyone: Dành cho trẻ em từ lứa tuổi 6 trở lên.

- Teen: Những game nhóm này chỉ dành cho lứa tuổi từ 13 trở lên.

- Mature: Dành cho lứa tuổi từ 17 trở lên.

- Adults Only: Những game được xếp vào nhóm này có nội dung chỉ phù hợp với người lớn. Nếu bạn chưa đủ 18 tuổi thì tốt nhất nên tránh xa.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/309-26-633353788543203750/Van---The---My/May-tro-choi-dien-tu.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận