TÔN GIÁO
Anh Quốc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của dân chúng, và hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều nở rộ tại đây. Cũng như ở nhiều quốc gia khác tại châu Âu, ngày nay đa số dân Anh không tham dự đều đặn các buổi lễ, mặc dù hầu như tất cả các tôn giáo đều có những giáo đoàn với những thành viên hoạt động tích cực. Những người không theo một tôn giáo nào có một số lượng ngày càng gia tăng. Trong quá khứ tôn giáo thắt chặt với chính trị. Ngày nay điều này chỉ đúng ở Bắc Ireland, nơi hai cộng đồng tôn giáo vẫn bày tỏ thái độ tách biệt và thù địch lẫn nhau. Đạo Tin lành, chiếm đa số ở xứ Scotland và xứ Anh, trong khi Thiên chúa giáo La Mã, chiếm tỉ lệ thiểu số không 40%, có ảnh hưởng mạnh ở xứ Ireland.
NHƯNG NHÀ THỜ ĐÃ CHÍNH THỨC HÓA
Anh Quốc có hai dạng nhà thờ đã được chính thức hóa: nhà thờ xứ Anh và nhà thờ xứ Scotland. Một nhà thờ đã chính thức hóa được công nhận theo pháp luật và nhà thờ của nhà nước. Nhà thờ xứ Anh, còn được gợi là nhà thờ Anglican, là nhà thờ Tân giáo Tin lành. Nó là đơn vị mẹ của các nhà thờ thuộc về cộng đồng giáo phái Anh, bao gồm cả nhà thờ Tân giáo ở Mỹ. Nhà thờ xứ Wales và nhà thờ xứ Ireland, trước kia là thành viên của nhà thờ xứ Anh, thuộc về cộng đồng Tân giáo nhưng không được coi là nhà thờ chính thức của nhà nước.
Lịch sử của nhà thờ xứ Anh được đánh dấu bởi sự phân chia thành nhà thờ Cấp cao, nghiêng về Thiên chúa giáo La Mã, và nhà thờ cấp thấp, nghiêng về đạo Tin lành. Nhà thờ Tân giáo đã trải qua một cuộc tranh luận gắt gao về quyền được thụ chức của phụ nữ, và cuối cùng quyền này đã được công nhận năm 1992, và đến năm 1994 người phụ nữ đầu tiên đã được phong chức mục sư
Quốc vương của Anh Quốc sẽ chỉ định các giám mục và tổng giám mục theo sự tư vấn của thủ tướng, người cố vấn cho một hội đồng gồm cả giáo dân và giáo sĩ. Trong thượng viện có 2 tổng giám mục và 24 giám mục. Những thay đổi về lễ nghi của nhà thờ phải có sự đồng ý của quốc hội. Có khoảng 45% người Anh theo Tân giáo. Một phần ba các lễ cưới được tổ chức tại nhà thờ Tân giáo. Nhiều con chiên chỉ rửa tội, làm đám cưới và chôn cất tại nhà thờ, nhưng không đi dự lễ. Trung bình có khoảng hơn 1 triệu người Anh đi lễ nhà thờ vào ngày Chủ nhật.
Nhà thờ ở Scotland được cai quản bới các trưởng lão. Nhà thờ này không chịu sự kiểm soát của nhà nước. Đây là giáo phái chính ở Scotland và có khoảng 715.000 con chiên. Có một số giáo hội trưởng lão độc lập ở Scotland, phần lớn những giáo hội này xuất phát từ các nhóm ly khai với nhà thờ xứ Scotland.
NHƯNG NHÔM TÔN GIÁO KHÁC
Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã có một cơ cấu trải rộng bao gồm các địa phận, giáo khu và giáo xứ. Nhà thờ Thiên chúa giáo này có nhiều phẩm chức, gồm những người theo những qui định đặc biệt về tôn giáo và có một hệ thống trường học rộng khắp, không hưởng sự tài trợ của quỹ công. Cứ mười người dân Anh thì có một người theo Thiên chúa giáo La Mã.
Có một số giáo phái Tin lành được goi là nhà thờ độc lập; trước kia được gọi là nhà thờ li khai hay không theo nhà thờ chính thống. Trong đó nhà thờ hội Giám lý và lớn nhất và có khoảng l,2 triệu giáo dân. Giáo phái Baptist (giáo phái chỉ rửa tội cho người lớn, không rửa tội cho trẻ em) có trên 152.000 giáo dân. Những giáo hội trưởng lão độc lập đều có mặt ở xứ Anh, xứ Wales và xứ Scotland.