Tài liệu: Nước Nga - Âm nhạc

Tài liệu
Nước Nga - Âm nhạc

Nội dung

ÂM NHẠC

 

Cho đến thế kỷ 18, âm nhạc của Nga bao gồm chủ yếu nhạc nhà thờ và những bài ca và điệu múa dân gian. Trong thế kỷ 18, những bài ô-pê-ra của Ý, Pháp và Đức đã được đưa vào Nga, làm cho loại hình âm nhạc này trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong giới quý tộc.

Trong thế kỷ 19, Nga bắt đầu đóng góp vào âm nhạc thế giới, ở mức độ đáng kể cũng giống như đóng góp vào lĩnh vực văn học. Vào nửa đầu thế kỷ 19, Mikhail Glinka đã khởi xướng việc áp dụng âm nhạc thuần túy dân gian và tôn giáo để sáng tác những tác phẩm cổ điển. Những bài ô-pê-ra hay nhất của ông, Ruslan and Lyudmila (Ruslan và Lyudmila) và A Life for the Tsar (Cuộc sống cho Nga hoàng), đã được coi như đi tiên phong trong việc hình thành nền âm nhạc quốc gia của Nga, mặc dù những bài này dựa trên mô hình của Ý. Năm 1859 Hội Âm nhạc Nga được thành lập để xúc tiến việc biểu diễn và thưởng thức âm nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc Đức. Những khuôn mặt có nhiều ảnh hưởng nhất trong thời kỳ này là nhà soạn nhạc Anton Rubinstein và em trai của ông là Nikolay, người đã thành lập nhiều trường nhạc có uy tín tại Moscow và St. Petersburg. Anton Rubinstein cũng là một trong những tay đàn dương cầm giỏi nhất của thế kỷ 19.

Đến nửa sau của thế kỷ 19 có một nhóm nhạc sĩ được gọi là “Nhóm năm Hùng mạnh”, đã thách thức xu hướng bảo thủ của Hội Âm nhạc Nga với những tác phẩm có chủ đề dựa trên lịch sử và truyền thuyết Nga và âm nhạc dựa trên nền nhạc dân gian và nhạc tôn giáo. Ngoài nhóm này, nổi bật lên là Peter Ilich Tchaikovsky, người đã sáng tác những tác phẩm bất hủ về nhạc giao hưởng, ô-pê-ra và ba lê, vốn bắt chước âm nhạc phương Tây nhiều hơn. Ông đã được coi như một trong những nhạc sĩ hàng đầu thế giới. Trong số những kiệt tác của ông có các bài ba lê Hồ Thiên Nga, Vẻ đẹp Ngủ quên Con chim Bổ hạt Bản Giao hưởng Thứ Sáu. Cuối thế kỷ 19, thế hệ theo sau Tchaikovsky bao gồm những khuôn mặt đổi mới như Sergey Rachmaninov, Aleksandr Glazunov và Alesandr Skryabin.

Đến thế kỷ 20 Nga tiếp tục sản sinh ra một số nhạc sĩ hàng đầu thế giới. Tay đàn dương cầm Vladimir Horowitz, người đã rời Liên Xô năm 1925, đã thực hiện một cuộc biểu diễn đầy vinh quang tại Moscow năm 1986, và tay đàn viôlôngxen Mstislav Rostropovich đã thực hiện chuyến lưu diễn đầu tiên ở Liên Xô năm 1990 với tư cách là nhạc trưởng của Ban nhạc Giao hưởng Quốc gia tại Washington. Igor’ Stravinskiy, đã được coi là nhạc sĩ vĩ đại nhất của Nga trong thế kỷ 20, đã di cư ra nước ngoài năm 1920.  Các nhạc sĩ Aram Kharchturyan, Sergey Prokotyev và Dmitriy Shostakovich đã để hết cuộc đời phục vụ cho âm nhạc tại Liên Xô.

Nhạc jazz được cho phép biểu diễn trong tất cả các chế độ Xô Viết và đã trở thành một trong loại hình âm nhạc phổ biến nhất ở Nga. Trong thập kỷ 1980, Ganelin Trio đã là ban nhạc jazz nổi tiếng nhất ở Nga, đã từng biểu diễn ở châu Âu và Mỹ. Về nhạc rock, Câu lạc bộ Leningrad đã trở thành đơn vị nổi tiếng nhất biểu diễn loại nhạc này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1780-02-633470655390156250/Van-hoa---Xa-hoi/Am-nhac.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận