VẬN TẢI
Đường sắt chiếm ưu thế trong hệ thống vận tải ở Nga. Vào giữa thập kỷ 1990 Nga xếp hàng thứ hai thế giới về chiều dài hệ thống đường sắt, với tổng số 86.000 km. Việc lưu thông với mật độ cao trên một tuyến đường duy nhất đã diễn ra ở tuyến đường sắt Xuyên Siberi, nơi các chuyến tàu đôi khi chạy với mật độ cứ ba phút có một chuyến. Để giải tỏa áp lực trên tuyến đường này, những tuyến song song đã được xây dựng trong thời kỳ Xô Viết ở Tây Siberi và Bắc Kazakhstan. Vào cuối thập kỷ 1970 và thập kỷ 1980 tuyến Baikal-Amur, một tuyến đường chính ở phía Bắc và song song với tuyến Xuyên Siberi, đã được xây dựng xuyên qua vùng Đông Siberi đến bờ biển Thái Bình Dương. Không giống như những phương tiện vận tải khác, đường sắt của Nga vẫn chưa được tư hữu hóa.
Đường sắt cũng chiếm gần một nửa lượng di chuyển của hành khách, mặc dù xe buýt đã bắt đầu hoạt động và gia tăng việc chia sẻ lượng khách đi bằng vé tháng, và máy bay đã thu hút một lượng lớn trong số khách di chuyển những quãng đường xa. Chính quyền Xô Viết đã không quan tâm đến việc vận tải bằng xe, vì chi phí lớn trong việc xây dựng và bảo trì những con đường bộ, và vì chi phí cao trong việc điều hành vận tải bằng xe tải. Với tổng chiều dài 537.000 km đường bộ, Nga xếp hàng thứ 6 thế giới về hệ thống đường bộ.
Mặc dù việc sở hữu ô tô đã gia tăng từ 1990, đến năm 2000 cũng chỉ có 132 xe trong số 1.000 dân. Chỉ có 67% đường đã được tráng nhựa và 60% những làng mạc ở thôn quê là có thể đến được bằng đường ô tô tráng nhựa. Do đó điều không làm người ta ngạc nhiên là lượng vận chuyển bằng xe tải chỉ chiếm dưới 5% tổng lượng vận chuyển trong cả nước.
Ở một số khu vực trong nước, đường thủy nội địa là phương tiện vận tải chính. Đường giao thông quan trọng nhất là sông Volga, chiếm hơn một nửa tổng lượng giao thông trên sông của Nga. Ở những khu vực xa xôi của Siberi, sông thường là phương tiện giao thông duy nhất. Tuy nhiên, hầu hết các sông ở vùng Siberi đều chảy về phía Bắc đến Đại Tây Dương, do đó hạn chế việc sử dụng trong một vùng có nhiều nhu cầu vận chuyển theo hướng Đông-Tây. Sông Amur chảy về hướng Đông là con sông giao thông chính ở khu vực Viễn Đông.
Nga có khoảng 300 công ty hàng không, trong đó nhiều công ty chỉ ở tầm cỡ nhỏ. Trong thập kỷ 1980 số lượng khách di chuyển bằng đường hàng không đã gia tăng với một tỉ lệ đáng kể là 1.500%. Từ 1990 đến 1994, việc tăng giá đột ngột cước phí máy bay và việc ngắt quãng những chuyến bay đến những vùng ít dân đã làm giảm tổng lượng khách của ngành này đến hơn một nửa, nhưng đường hàng không vẫn chiếm khoảng một phần tám tổng lượng vận chuyển hành khách.
Đội thương thuyền của Nga là một phương tiện vận tải quan trọng kết nối với nhiều nước khác. Những cảng dân dụng chính của Nga có Novorossiysk ở biển Đen; Saint Petersburg và Kaliningrad ở biển Baltic; Nakhodka, Votochnyy, Vladivostok, và Varino ở bờ biển Thái Bình Dương; và Murnamsk ở biển Bắc cực. Năm 2002, đoàn tàu này có 4.950 chiếc từ 100 tấn trở lên, đã xếp hàng 15 trên thế giới.