Tài liệu: Nước Nga - Tiền tệ, ngân hàng và tài chính

Tài liệu
Nước Nga - Tiền tệ, ngân hàng và tài chính

Nội dung

TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ TÀI CHÍNH

 

Đơn vị tiền tệ căn bản của Nga là đồng Rúp, tương đương với 100 Kopek. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế nước Nga đã trở nên quan trọng hơn kể từ lúc tháo gỡ nền kinh tế hoạch định xã hội chủ nghĩa. Dưới hệ thống Xô Viết, tiền tệ thiếu đi sự quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Trong hệ thống thị trường tự do, các ngân hàng và những nhà đầu tư có được sự tập trung vào lợi nhuận, mang đồng tiền của họ cho vay hoặc đầu tư theo những phương cách làm cho đồng tiền đó sinh lợi nhiều nhất. Cũng từ động cơ đó, những cơ sở sản xuất sẽ sử dụng những phương tiện hiệu quả nhất trong hoạt động của họ. Trong hệ thống cũ, chính quyền đã chỉ đạo việc sản xuất và phân phối các hàng hóa và dịch vụ qua những kế hoạch nhà nước. Theo đó, sự thành công của các doanh nghiệp lệ thuộc vào việc hoàn thành những kế hoạch nhà nước đó, chứ không phải là việc tạo ra lợi nhuận trong một thị trường cạnh tranh. Cũng trong hệ thống cũ, đồng rúp bị cấm không được lưu hành ra nước ngoài, và người ta đặt ra một tỉ giá hối đoái giả tạo rất cao so với những loại ngoại tệ khác.

Với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Nga đã tiến hành những cuộc cải cách kinh tế vốn đòi hỏi việc xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới về tiền tệ, ngân hàng và tài chính. Dưới thời tổng thống Boris Yeltsin, chính quyền Nga đã giảm bớt sự kiểm soát đối với nền kinh tế và dần dần sửa đổi hệ thống tài chính của đất nước. Trong lĩnh vực ngân hàng, chính quyền đã chuyển Ngân hàng Trung ương Nga sang dạng ngân hàng trung ương kiểu phương Tây và khuyến khích sự phát trểền của một lớp ngân hàng thương mại thứ hai đứng dưới ngân hàng này. Số lượng những ngân hàng này đã tăng lên đến khoảng 2.600 ngân hàng vào giữa năm 1995.

Vào cuối thập kỷ 1990 hệ thống ngân hàng tại Nga vẫn còn mỏng và yếu. Số lượng các ngân hàng cho vay ở tầm vóc kinh tế quốc gia còn rất thấp so với những nước công nghiệp phát triển khác. Nhiều ngân hàng phải gánh những món nợ khó đòi và thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá khả năng trả nợ của các khách hàng. Do đó nhiều ngân hàng đã tránh không vay những khoản nợ dài hạn trong lĩnh vực tư nhân, mà những hoạt động này có thể đã giúp thúc đẩy sản lượng và sự đầu tư. Đầu năm 1997 có hơn một phần ba quỹ tín dụng của các ngân hàng thương mại được dành cho nhà nước, và những khoản cho vay trung hạn và dài hạn đối với các doanh nghiệp chỉ chiếm chưa tới một phần mười so với số lượng cho các cơ sở phi tài chính vay nợ.

Thị trường chứng khoán của Nga cũng có những yếu kém tương tự. Tương ứng với nền kinh tế quốc gia, thị trường chứng khoán khá nhỏ, và hầu hết những cổ phiếu đưa ra giao dịch là các hối phiếu và công trái của ngân khố nhà nước hơn là các cổ phần của những công ty tư nhân.

Chính quyền Nga đã tiến hành nhiều sự thay đổi lớn về tiền tệ. Lúc đầu Nga và những nước cộng hòa Xô Viết cũ tiếp tục sử dụng đồng rúp cũ như là đơn vị tiền tệ chính thức. Năm 1993 chính quyền đã đưa ra loại giấy bạc mới để thay thế cho đồng rúp Xô Viết cũ trong phạm vi nước Nga. Chính quyền của Yeltsin cũng đưa ra những cuộc cải cách về tỉ giá hối đoái. Giữa năm 1992 đồng rúp đã được thả nổi để chuyển đổi tự do với các ngoại tệ khác trong ngoại thương. Từ tỉ giá giả tạo là 1,7 rúp bằng 1 USD được duy trì bởi chính quyền Xô Viết năm 1991, giá trị của đồng rúp tụt hẳn xuống mức 415 rúp bằng 1 USD vào cuối năm 1992. Mùa Xuân năm 1995 đồng rúp vượt qua mức 5.000 rúp bằng 1 USD. Năm 1998 Nga đã phải đổi lại mệnh giá của đồng rúp bằng cách đưa ra loại giấy bạc mới trị giá gấp l.000 lần loại giấy bạc cũ. Lúc đó tỉ giá đối với đồng rúc mới là 6,4 rúc bằng 1 USD.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1779-02-633470652907343750/Kinh-te/Tien-te-ngan-hang-va-tai-chinh.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận