Tài liệu: Nước Nga - Tài nguyên thiên nhiên

Tài liệu
Nước Nga - Tài nguyên thiên nhiên

Nội dung

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

 

Nga có một trữ lượng các tài nguyên khoáng sản lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Mặc dù các nguồn khoáng sản ở đây rất phong phú, nhiều mỏ lại nằm ở các vùng xa xôi với khí hậu khắc nghiệt, làm cho việc khai thác trở nên tốn kém.

Nước Nga đặc biệt phong phú về các loại nhiên liệu khoáng chất. Đất này có một lượng than chiếm khoảng một nửa tổng lượng trên thế giới, và một trữ lượng dầu mỏ lớn hơn bất kỳ quốc gia nào. Trữ lượng than nằm rải rác rộng khắp lãnh thổ, với các mỏ lớn nhất nằm ở vùng Trung và Đông Siberi, nhưng những mỏ phát triển nhất lại ở phía Tây Siberi, ở khu vực phía Đông Bắc Nga Âu, khu vực xung quanh Moscow, và vùng Ural. Những khu vực dầu mỏ lớn nhất nằm ở phía Tây Siberi và khu vực Volga-Ural.

Những vùng có trữ lượng nhỏ hơn có thể được tìm thấy ở nhiều khu vực khác trong nước. Những mỏ khí thiên nhiên chính, từ đó giúp cho Nga nắm khoảng 40% trữ lượng toàn thế giới, nằm dọc theo bờ biển Bắc cực của vùng Siberi, trong khu vực Bắc Caucasus, và ở vùng Tây Bắc nước Nga. Những mỏ sắt lớn được tìm thấy tại phía Nam Moscow, gần biên giới Ukraine, trong một khu vực gọi là Vùng Từ trường Dị thường Kursk. Trong khu vực này, quặng sắt nhiều đến nỗi đã làm lệch cả từ trường trái đất. Những trữ lượng sắt nhỏ hơn nằm rải rác khắp nước. Vùng Ural có một lượng nhỏ chất mangan. Những kim loại khác như kền, vonfram, coban và molypđen có với số lương vừa đủ hoặc thậm chí là rất nhiều.

Nga cũng có được hầu hết các kim loại phi sắt. Quặng nhôm được tìm thấy chủ yếu ở vùng Ural, phía Tây Bắc Nga Âu và phía Nam vùng trung tâm Siberi. Ngoài ra đồng cũng có một trữ lượng rất lớn, được tìm thấy ở vùng Ural, Noril’sk và bán đảo Kola. Một mỏ đồng lớn ở phía Đông hồ Baikal đã được khai thác khi tuyến đường sắt Baikal-Amur hoàn thành vào năm 1989.

Các quặng chì và quặng kẽm có rất nhiều ở Bắc Caucasus, vùng viễn Đông nước Nga, và rìa phía Tây của lưu vực Kuznetsk tại phía Nam Siberi. Những loại quặng này thường được phát hiện chung với đồng, vàng, bạc và nhiều kim loại hiếm khác. Nga có một số mỏ vàng lớn nhất thế giới, chủ yếu ở vùng Siberi và vùng Ural. Ngoài ra còn có những mỏ thủy ngân ở vùng xa phía Đông Bắc của Nga. Những mỏ amiăng lớn hiện diện ở vùng trung tâm và vùng Nam Ural và khu vực phía Nam của vùng trung tâm Siberi.

Những loại nguyên liệu thô để sản xuất các loại hóa chất cũng có rất nhiều. Những loại này bao gồm các loại muối kali và magiê ở khu vực sông Kama phía Tây Ural. Một số mỏ apatit lớn nhất thế giới nằm ở vùng trung tâm bán đảo Kola; và những loại quặng photphat được tìm thấy ở các khu vực khác trong nước. Muối mỏ được tìm thấy ở phía Tây Nam Ural và Tây Nam của hồ Baikal. Muối biển thì được trích từ các hồ nước mặn dọc theo thung lũng Volga. Lưu huỳnh được tìm thấy ở vùng Ural và giữa thung lũng Volga. Đá vôi cao cấp được dùng để sản xuất xi măng, có ở nhiều khu vực trong nước, đặc biệt là khu vực gần Belgorod giáp với biên giới Ukraine và khu vực đồi Zhiguli ở giữa thung lũng Volga.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1778-02-633470652063906250/Dia-ly/Tai-nguyen-thien-nhien.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận