Tài liệu: Nước Nga - Vùng Siberi và Viễn Đông

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vùng Siberi và Viễn đông nước Nga chiếm một diện tích khổng lồ: 14 triệu km2. Đường ranh giới phân chia giữa Siberi và vùng Viễn đông của Nga nằm dọc theo đường biên giới của khu vực Chita và Amur về phía Nam và Cộng hòa Sakha về phía Bắc.
Nước Nga - Vùng Siberi và Viễn Đông

Nội dung

Vùng Siberi và Viễn Đông

Vùng Siberi và Viễn đông nước Nga chiếm một diện tích khổng lồ: 14 triệu km2. Đường ranh giới phân chia giữa Siberi và vùng Viễn đông của Nga nằm dọc theo đường biên giới của khu vực Chita và Amur về phía Nam và Cộng hòa Sakha về phía Bắc. Cảnh vật thay đổi khác nhau từ rừng gió mùa và mạch nước phun sủi bọt đến những con sông khổng lồ các đầm lầy.

Siberi – Khí hậu và thảm thực vật

Nhiều người tưởng tượng ra Siberi là một vùng đất hoang vu xa xôi và lạnh giá, thế nhưng điều này chỉ đúng vào một khoảng thời gian nhất định trong năm. Khí hậu của Siberi là khí hậu lục địa, và trong khi nhiệt độ hạ xuống thấp chừng -350C về mùa đông thì cũng có thể lên tới +350C về mùa hè.

Ngoại trừ dãy núi Altai nằm ở phía Nam của Siberi, cảnh vật không hề thay đổi. Những dải thảm thực vật khác nhau – tundra, taiga và thảo nguyên tạo ấn tượng về khoảng không gian rộng lớn khi đi từ Bắc xuống Nam.

Sông hồ

Siberi bao quanh toàn là nước. Nó có trên 23.000 con sông và hơn một triệu hồ. Những con sông chính bao gồm sông Obi, Yenisei và Lena giàu vàng, tất cả đều chảy từ Nam lên Bắc. Con sông Amur tạo thành một đường biên giới tự nhiên giữa Nga và Trung Quốc. Hồ Baikal, hồ sâu nhất thế giới, là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã còn lại duy nhất như hải cẩu Nerpa, và có lẽ đây là đặc điểm tự nhiên ngoạn mục nhất ở Siberi.

Viễn Đông – Khí hậu và thảm thực vật

Khí hậu ở khu vực Viễn Đông tương tự như ở Siberi. Tuy nhiên, cũng có một khu vực đặc biệt lạ với đới khí hậu hoàn toàn khác. Ussuriland, nằm ở phía Đông Nam, có khí hậu gió mùa của miền Bắc. Điều này có nghĩa và có nhiều mưa hơn và khí hậu về mùa đông ấm hơn một chút nhiệt độ thường giảm thấp nhất là -130C vào tháng Giêng.

Núi lửa

Bán đảo Kamchatka trải dài 1.200km là nơi có dãy núi hùng vĩ nhất của Nga. Ở đây có khoảng 200 núi lửa, 68 trong số đó vẫn hoạt động, bao gồm cả núi lửa Klyuchevskaya, đỉnh núi cao nhất trong bán đảo. Chuỗi núi lửa tiếp tục kéo dài vượt ra khỏi phạm vi bán đảo sang đến hòn đảo Kuril, một phần của ''vòng lửa'' Thái Bình Dương, khu vực nổi tiếng vì thường xuyên xảy ra động đất và có núi lửa hoạt động.

Mạch nước

Mạch nước, nguồn nước phun lên thành vòi nước nóng, xuất hiện với số lượng lớn trong ''Thung lũng mạch nước'' tại Vườn quốc gia Kronotsky (phía Đông  Nam của Kamchatka). Với trên 200 mạch nước riêng, dòng sông Geyser sủi bọt ngày đêm. Mạch nước này đã khiến nhiệt độ nước của con sông lên đến bất thường 270C (ấm hơn hầu hết các hồ nước!), biến nó thành môi trường khiến cá không thể sinh sống, tuy nhiên điều kiện này lại hoàn toàn phù hợp để tảo nhiều màu phát triển.

Đây là khu vực mạch nước lớn thứ hai trên thế giới sau Vườn quốc gia Yellowstone nổi tiếng của Mỹ.

Rừng gió mùa

Rừng gió mùa là môi trường sống duy nhất chỉ tìm thấy ở Ussuriland, Viễn Đông của nước Nga. Khí hậu tương đối ấm áp và ẩm ướt cho phép rừng cây rậm rạp và sum xuê phát triển. Rừng này là nơi cư trú của nhiều loài động vật, bao gồm gấu, chó sói, hổ Siberi (hay Amur) - thành viên lớn nhất của thú họ mèo, và báo Amur. Cả hai loài động vật này đều đang bị đe doạ do hậu quả của việc săn bắt, song hiện nay, chúng đã được pháp luật bảo vệ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2840-02-633547612075165000/Canh-quan-thien-nhien-va-khi-hau/Vung-Sib...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận