Tài liệu: Nhà quang phổ học đầu tiên của bầu trời

Tài liệu
Nhà quang phổ học đầu tiên của bầu trời

Nội dung

NHÀ QUANG PHỔ HỌC ĐẦU TIÊN CỦA BẦU TRỜI

 

Niutơn đã có ý tưởng thử đánh giá về chất lượng ánh sáng của Mặt Trời và của các ngôi sao, sau khi nghiên cứu phổ của chúng. Về quang phổ, lăng kính và các tính chất của lăng kính người ta đã biết từ trước đó. Niutơn đã chế ra một dụng cụ mới là kính quang phổ, ông đã đặt một thấu kính giữa nguồn sáng và lăng kính, sau đó để thu nhận được một dải phổ cầu vồng phong phú hơn, ông đã thay lỗ thủng tròn bằng một khe hẹp.

Nhà bác học đã giải thích bản chất của quang phổ: ánh sáng trắng không phải là màu đặc biệt như người ta vẫn nghĩ trước kia, mà là hỗn hợp của bảy màu đơn giản mà lăng kính đã khúc xạ ở nhiều mức độ khác nhau. Từ “gam màu quang học” này đã hình thành nên toàn bộ hoà sắc đa dạng của thế giới.

Niutơn đã thực hiện bước đầu tiên nghiên cứu bản chất vật lý của các thiên thể. Ông đã thu phổ của ngọn lửa và kết luận rằng nó giống phổ Mặt Trời: Đặt một lăng kính trước vật kính của kính thiên văn, ông thu được trên màn ảnh phổ của sao Kim. Phổ của các ngôi sao không hiện rõ trên màn ảnh, Khi ấy Niutơn bèn quan sát phổ các sao ở thị kính của kính thiên văn. Ông thấy phổ sao Sirius giống với phổ Mặt Trời. Đó là sự thử sức đầu tiên của một phương pháp vĩ đại trong tương lai nhằm nghiên cứu các thiên thể.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/375-02-633326212721025000/Ixaac-Niuton/Nha-quang-pho-hoc-dau-tien-cu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận