Chủ nghĩa Quân phiệt và Thế chiến Thứ II (1912 - 1945)
Dưới thời đại của hoàng đế yếu kém Taisho (1912 - 1926), quyền lực chính trị được dịch chuyển từ những nhà chính trị đầu sỏ sang nghị viện và các đảng phái dân chủ. Trong cuộc Thế chiến thứ I, Nhật Bản tham gia phe Đồng minh, nhưng chỉ đóng một vai trò thứ yếu trong việc đánh các lực lượng thực dân của Đức ở Đông Á. Trong Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919, việc Nhật Bản đề xuất thay đổi điều khoản về sự bình đẳng các dân tộc thành điều khoản về Liên minh Các Quốc gia đã bị Mỹ, Anh và Úc bác bỏ. Sau Thế chiến thứ I, kinh tế Nhật Bản đã bị yếu đi. Cuộc động đất lớn ở Kanto năm 1923 và sự suy thoái toàn cầu năm 1929 đã làm gia tăng sự khủng hoảng.
Vào thập kỷ 1930, quân đội đã thiết lập sự kiểm soát hầu như toàn bộ chính quyền. Sự kiểm duyệt giáo dục và các phương tiện truyền thông được tăng cường thêm. Các sĩ quan hải quân và lục quân chẳng bao lâu đã chiếm ngự hầu hết các cơ quan trọng yếu của chính quyền, kể cả văn phòng thủ tướng.
Nhật Bản đã theo kiểu cách các nước phương Tây, buộc Trung Quốc ký các hiệp ước bất bình đẳng về kinh tế và chính trị. Thêm vào đó, ảnh hưởng của Nhật ở Mãn Châu đã ngày một gia tăng sau cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1904-05. Khi những nhà dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa không thừa nhận vị trí của Nhật tại Mãn Châu và năm 1931, quân đội Quan Đông (lực lượng vũ trang của Nhật tại Mãn Châu) đã chiếm đóng Mãn Châu. Năm sau được công bố là một nước độc lập, do quân Quan Đông kiểm soát dưới một chính quyền bù nhìn. Cùng năm đó, không lực Nhật Bản đã bỏ bom Thượng Hải để bảo vệ những cư dân Nhật tại đó trước các phong trào bài Nhật.
Năm 1933 Nhật rút lui khỏi Liên minh Các Quốc gia vì đã bị chỉ trích nặng nề về những hành động ở Trung Hoa.
Đến tháng 7 năm 1937 cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai nổ ra. Lực lượng của Nhật đã chiếm được hầu như toàn bộ vùng duyên hải Trung Hoa và có những hành động hung bạo đối với các cư dân Trung Hoa, đặc biệt là khi thủ đô Nam Kinh bị sụp đổ. Tuy nhiên chính quyền Trung Hoa cũng không bao giờ đầu hàng hoàn toàn, và cuộc chiến kéo dài ở quy mô nhỏ cho đến năm 1945.
Năm 1940 Nhật chiếm Đông Dương và tham gia phe Trục của Đức và Ý. Những hành động này càng làm gia tăng sự xung đột với Mỹ, và Anh, và những nước này đã tẩy chay Nhật bằng cách không bán dầu cho nước này. Sự thiếu hụt dầu mỏ và việc không giải quyết được mối xung đột bằng con đường ngoại giao đã làm cho Nhật Bản phải quyết định chiếm công ty Đông Ấn Độ của Hà Lan (tại Indonesia) và bắt đầu cuộc chiến tranh với Mỹ và Anh.
Tháng 12 năm 1941 Nhật tấn công quân Đồng minh tại cảng Pearl và một số điểm khác ở Thái Bình Dương. Nhật Bản đã mở rộng vùng kiểm soát trong một phạm vi kéo dài từ biên giới Ấn Độ ở phía Tây đến Tân Guinea ở phía Nam trong thời gian sáu tháng.
Bước ngoặt cho quân Nhật trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương là trận Midway vào tháng 6 năm 1942. Từ đó, quân Đồng minh dần dần lấy lại các vùng lãnh thổ bị Nhật chiếm đóng. Đến năm 1944, những cuộc tập kích bằng không quân đã tập trung vào quân Nhật.
Ngày 27 tháng 7 năm 1945, quân Đồng minh yêu cầu Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, quân đội Nhật lúc đó không hề nghĩ đến việc đầu hàng với điều kiện như vậy, thậm chí một phần ngay cả khi quân lực Mỹ thả hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki vào ngày 6 và 9 tháng 8, và khi quân đội Xô Viết tham chiến trở lại vào ngày 8 tháng 8.
Tuy nhiên, đến ngày 14 tháng 8, hoàng đế ôn hòa Showa cuối cùng đã quyết định đầu hàng vô điều kiện.