NHỮNG KÝ HIỆU +, -, X,
, = RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
Năm ký hiệu +, -, x,
,= đều rất quen thuộc với chúng ta, nhưng bạn có biết lai lịch của nó không?
Thời xa xưa, người Hy lạp cổ đại và người Ấn Độ đều viết hai con số cạnh nhau để biểu thị phép cộng, ví dụ 3 + 1/4 thì viết thành 3... Ngày nay, trong cách viết hỗn số còn có thể thấy dấu vết của phương pháp này. Họ còn viết hai chữ số cách xa nhau một chút để biểu thị phép trừ, như 6 1/5 chính có nghĩa là 6 - 1/5.
Thời kỳ sau thời Trung đại, thương nghiệp châu Âu từng bước phát đạt. Một số thương nhân thường vẽ một dấu ''+'' trên hòm vận chuyển hàng hóa để biểu thị trọng lượng nặng hơn một chút, vẽ một dấu ''-'' để biểu thị trọng lượng nhẹ hơn một chút. Thời kỳ Phục hưng, Vanhxi - bậc thày nghệ thuật của Italia trong một số tác phẩm của mình cũng áp dụng ký hiệu ''+'' và ''-''. Năm 1489, Uydoman người Đức, trong một số tác phẩm nổi tiếng của ông đã chính thức dùng hai ký hiệu này biểu thị phép trừ và phép cộng. Sau này, nhờ sự khởi xướng và tuyên truyền mạnh mẽ của nhà toán học người Pháp là Fecma, hai ký hiệu này mới bắt đầu quen thuộc, cuối cùng đến năm 1603 đã giành được sự công nhận của mọi người.
Thời cổ đại, Trung quốc thường tính toán bằng bàn tính để thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia, vì thế không tập trung sáng lập ra ký hiệu toán học. ''Hằng đẳng thức Lý Thiện Lan'' của nhà toán học nổi tiếng thế giới Lý Thiện Lan đã từng dùng ký hiệu
để biểu thị ''+'', dùng T để biểu thị “-”. Sau này, người ta từng bước áp dụng chữ số Arập, đồng thời cũng áp dụng ký hiệu ''+'' và ''-''. Nhưng trong sách toán học xuất bản vào những năm cuối đời Thanh, biểu thức toán học hay dùng cách viết thẳng. Sau cách mạng Tân hợi mới dần dần dùng ký hiệu này.
Còn việc sử dụng ký hiệu ''x'' và ''
'' thì chưa quá 300 năm. Có người nói, William Actor người Anh đến Đức năm 1631 đã lần đầu tiên trong tác phẩm của ông dùng dấu ''x'' biểu thị phép nhân, người sau theo đó mà dùng đến ngày nay.
Giữa thế kỷ này, toán học Arập tương đối phát triển, nhà đại số học Aer Huolazimi đã từng dùng ''3/4'' hoặc... để biểu thị 3 chia cho 4. Nhiều người cho rằng, ký hiệu phân số thường dùng hiện nay có nguồn gốc từ đó. Đến năm 1630, trong tác phẩm nổi tiếng của John Ter mới xuất hiện dấu '':'', theo suy đoán của ông là dựa theo dấu ''-'' và ký hiệu '':'' của người Arâp tạo thành.
Hiện nay trong rất nhiều các sách báo được xuất bản ở các nước đều dùng ''+'', ''-'' để biểu thị cộng và trừ. ''x'' và '':'' lại không được sử dụng phổ biến, trong sách giáo khoa của một số nước dùng ''.'' thay ''x'', còn trong một số sách xuất bản ở Nga và Đức thì lại dùng '':'' thay cho ''
''.
Vậy thì kí hiệu ''='' được sinh ra như thế nào? Babilon và Ai cập đã từng dùng kí hiệu này để biểu thị sự bằng nhau, mà kí hiệu = được sử dụng sớm nhất ở thời cận đại lại là vào giữa thế kỷ, trong tác phẩm nổi tiếng ''Hòn đá mài của trí tuệ''của Rakhen người Đức. Ông nói lựa chọn hai đường song song kéo dài làm dấu bằng là vì nó không thể không bằng nhau. Nhưng dấu ''='' thì đến tận thế kỷ 18 mới được phổ cập.