NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA
Nền văn minh La Mã ra đời muộn màng nhưng phát triển nhanh chóng và có ảnh hưởng rộng lớN tới nhiều quốc gia khác. Những thành tựu rực rỡ nhất trong nền văn minh La Mã chính là các thành tựu văn hoá.
Thừa hưởng thành tựu của những người đi trước, nhất là Những giá trị văn hoá của người Hy Lạp, người La Mã đã sáng tạo ra nền văn hóa của mình. Vì vậy ảnh hưởng của văn hoá Hy Lạp thể hiện khá rõ trên nhiều lĩnh vực.
Trong Thần thoại của La Mã, các vị Thần Hy Lạp ngự trị trên Núi Olympe được người La Mã tôn thờ với tên mới do họ đặt ra. Chẳng hạn, Thần Zeus được gọi là Jupiter, Thần hôn nhân Héra được gọi là Junon, Thần biển Poséidon được gọi là Neptune, Thần ái tình Aphrodite được gọi là Vénus, Thần buôn bán Hermette được gọi là Mercure.
Các lĩnh vực khác như văn học, nghệ thuật, khoa học. .. đều mang dấu ấn của văn hoá Hy Lạp. Tiếng nói và chữ viết Hy Lạp cũng được sử dụng rộng rãi trong các sáng tác văn học và biểu diễn sân khấu. Tuy vậy, phần sáng tạo của người La Mã là cơ bản và nối liền văn hoá Hy Lạp với văn hoá Châu Âu ở những giai đoạn sau.
Một số thành tựu tiêu biểu của văn hoá La Mã và cũng là tiêu biểu của nền văn minh La Mã thể hiện trong tôn giáo, văn học, sử học, triết học, khoa học tự nhiên. . .
1. Tôn giáo
Cũng như nhiều quốc gia ở ven bờ Địa Trung Hải, người La Mã thờ đa thần gắn với tự nhiên. Sau đó, trong quá trình hình thành đế quốc La Mã, việc thờ một thần cũng tạo nên sự truyền bá tôn giáo khác nhau trong đế quốc; đặc biệt là tôn giáo của những người Hy Lạp và các nước bị Hy Lạp hoá (các nước ở Tây á, Ai Cập, Bắc Ấn Độ).
Nhưng, từ cuối Thế kỷ ITr.CN, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng giai cấp. Chủ nô La Mã thiết lập một chế độ thống trị tàn bạo trên đế quốc La Mã rộng lớn.
Các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo đều bị thất bại. Từ sự thất vọng của cuộc sống hiện thực, những người bị bóc lột tìm đến hạnh phúc trong cuộc sống ảo tưởng. Đạo Cơ đốc, một tôn giáo mới ra đời vào đầu công nguyên.
Theo truyền thuyết Đạo Cơ đốc thì Chúa Jésus Christ (do Đức mẹ đồng trinh Maria sinh ra) sáng lập tại Jérusalem trên đất Do Thái Palestine ở phía Đông của đế quốc La Mã. Ông được nhà truyền đạo Jan rửa tội và sau đó xưng là con của Thượng đế. Ông đi nhiều nơi tuyên truyền cho học thuyết của mình. Jésus Christ bị nhà cầm quyền La Mã kết tội tử hình, bị đóng đinh trên giá chữ thập. Tới ngày thứ 3 ông sống lại và bay lên trời.
Ban đầu, Đạo cơ đốc được coi tà một giáo phái của Đạo Do Thái và Kinh Cựu ước của Đạo Do Thái là một thánh kinh quan trọng nhất của tín đồ Cơ đốc giáo. Dần dần Cơ đốc giáo trở thành tôn giáo độc lập, có giáo lý, nghi lễ tổ chức riêng. Giáo lý của đạo Cơ đốc hình thành trên cơ sở chọn lọc tổng hợp những tư tưởng triết học duy tâm của Hy Lạp, La Mã, Thần học của các nước phương Đông. . .
Đạo Cơ đốc quan niệm rằng, cuộc đời trần thế đầy tội ác nhưng con người có hy vọng được cứu vớt. Chúa sẽ là người phán quyết và những tín đồ đạo Cơ đốc sẽ sống sung sướng trong vương quốc của Chúa. Tất cả mọi con người bình đẳng với nhau trước Chúa lòng lành bác ái từ bi vô hạn.
Vì vậy, Đạo Cơ đốc ban đầu là của quần chúng bị áp bức và các dân tộc bị nô lệ trong đế quốc La Mã. Những nghi lễ ban đầu cũng đơn giản, ít điều kiêng kỵ nên dễ dàng được quần chúng tiếp thu. Sự giàu có bóc lột bất công bị lên án.
Do đó giai cấp thống trị La Mã đã đàn áp tín đồ Cơ đốc giáo.
Nhưng, từ Thế kỷ II trở đi, giai cấp thống trị cũng theo Đạo Cơ đốc và giáo lý của đạo cũng thay đổi từ chỗ kêu gọi sự bình đẳng bác ái giữa các tín đồ đến chỗ tuyên truyền cho sự nhẫn nhục, chịu đựng và phục tùng. Những kẻ bóc lột tàn bạo đều có thể lên thiên đường, và có thể làm việc từ thiện. Nghi lễ cũng phức tạp hơn và xuất hiện các tầng lớp tăng lữ riêng biệt. Từ đó, giáo hội Cơ đốc ra đời. Đạo Cơ đốc đáp ứng yêu cầu của đế quốc La Mã cần những nhất các khuynh hướng tư tưởng. Giai cấp thống trị cần đạo này vì nó không đụng chạm tới các cơ sở giai cấp xã hội và nhân danh Thượng đế để thần thánh hoá sự áp bức. Quần chúng bị trị hướng tới Đạo Cơ đốc với hy vọng được sung sướng ở cõi vĩnh hằng sau khi chết. Bởi thế, Đạo Cơ đốc lan nhanh và trở thành tôn giáo thế giới.
Năm trung tâm giáo hội Cơ đốc xuất hiện để quản lý Đạo trong toàn đế quốc La Mã là: Jérusalem, Constantinople, Antios, Alexandros và Roma do Tổng giám mục đứng đầu. Nhưng đến thời Trung đại, sự phân chia đế quốc La Mã khác biệt về chính trị, xã hội và văn hoá đã dẫn tới sự phân biệt trong giáo hội Cơ đốc vào năm 1054 thành giáo hội Thiên Chúa (giáo hội Roma) và giáo hội Chính Thống (giáo hội Hy Lạp). Song sự ra đời của Đạo Cơ đốc đã có ảnh hưởng tới các lĩnh vực văn hoá ở La Mã và nhiều nước trên Thế giới.
2. Văn học
Từ giai đoạn cộng hoà ban đầu, đã xuất hiện những mầm mống của nhiều thể loại văn học như (sử thi) thơ, văn xuôi.
Cuối Thế kỷ III Tr.CN trở đi, với ảnh hưởng của văn học Hy Lạp, văn học La Mã có biến chuyển từ 272 Tr.CN tiếp xúc với văn học Hy Lạp tác phẩm Odyssée của Homère đã được Livius Andronicus dịch ra tiếng La tinh mô phỏng các tác phẩm của Hy Lạp, ông còn soạn ra các vở bi kịch và hài kịch. Sau đó, một người khác là Nevlus viết vở sử thi Cuộc chiến tranh Punique và một số bi kịch và hài kịch khác nữa với nội dung lên án thói hư tật xấu của bọn quyền quý.
Thơ bắt đầu xuất hiện từ Thế kỷ III Tr.CN với nhà thơ tiêu biểu là Elnisus (239-169 Tr.CN), ông dùng câu thơ 6 âm tiết để viết tập Sử biên niên. Trong tác phẩm, ông đã trình bày sự hiểu biết của mình về triết học duy vật Hy Lạp.
Hài kịch La Mã phát triển từ Thế kỷ III Tr.CN. Người mở đầu của thể loại này là Titus Marsius Plautus (254-184 Tr.CN). Plautus sáng tác nhiều, song nay chỉ còn 21 vở hài kịch; trong đó các vở nổi tiếng nhất là Anh lính khoe khoang, Cái bình, Bóng ma. Dù chịu ảnh hưởng của hát kịch Hy Lạp, song nội dung hài kịch của Plautus lại thể hiện được cuộc sống sinh động của xã hội La Mã. Plautus tỏ thái độ lên án bọn chủ nô, nhà giàu và dành tình cảm nồng hậu cho quần chúng lao động. Vì vậy, hài kịch của Plautus được quần chúng hoan nghênh.
Nhà hài kịch Terentius vốn là một nô lệ được giải phóng, được học hành. Ông sáng tác 6 vở. Những hài kịch của ông thích hợp với tầng lớp thượng lưu có học thức. Câu châm ngôn nổi tiếng của ông là: “Tôi là con người. Đối với tôi chẳng có gì của con người là xa lạ cả. Về văn xuôi và thơ trữ tình cũng đạt rất nhiều thành tựu. Văn xuôi đạt tới trình độ hoàn thiện với các tác phẩm của Sicéron (Xixêrông 106-43 Tr.CN). Sicéron đề cập tới nhiều vấn đề chính trị xã hội và triết học. Ông cũng là người diễn thuyết có tài.
Thơ ca ở La Mã thể hiện rất rõ sự kết hợp giữa yếu tố La Mã và yếu tố Hy Lạp. Các nhà thơ nổi tiếng thời kỳ này là Catuntus (87-45 Tr.CN), Virgile (70-19 Tr. CN), Horace (65-8 Tr. CN), Ovide (43 Tr. CN - 18 S.CN).
Virgite là một thi sĩ xuất sắc. Những tác phẩm của ông như Những bài ca của người chăn cừu; Giáo huấn ca về nghề nông đều chứa đựng tình yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động tươi đẹp của nhân dân nơi đồng nội. Với sử thi Ênêit, Virgile trở thành ngôi sao sáng trong số các nhà thơ La Mã. Bản trường ca gồm 12 tập nói về chuyến đi gian nan của Énée từ Thành Troa tới Italia xây dựng và là ông tổ của nòi giống La Mã. Ông đề cao sức mạnh của người La Mã và sứ mệnh của họ. Trong tập VI của Ênêit, Virgile trở thành ngôi sao sáng trong số các nhà thơ La Mã. Trong tập VI của Ênêit, ông viết:
''Còn những người La Mã
Người thống trị các dân tộc.
Hãy nhớ điều đó!
Nghệ thuật của người là tạo ra những điều kiện hoà bình.
Thương xót tất cả những kẻ thua trận,
Dùng chiến tranh trừng trị kẻ kiêu ngạo”.
Tác phẩm còn chứa đựng kiến thức sử học, triết học...
Horace tiếp thu khá sâu sắc nền triết học Hy Lạp, trong khi học tập ở Athènes, ông tham gia nhóm văn học Uécex. Ông có đóng góp quan trọng về lý luận thơ ca như nhà thơ phải là nhà tư tưởng, tài năng phải kết hợp với lao động cần cù, phải hiểu biết cuộc sống. Đóng góp quan trọng của Horace vào kho tàng văn học quả thực xứng đáng với những câu thơ ông viết về mình:
''Tôi dựng đài kỷ niệm, vững bền hơn đồng, cao hơn Kim Tự Tháp của nhà Vua”.
Ngược lại, Ovide chuyên viết về thơ trữ tình bi ai với các tác phẩm tiêu biểu là Biên hình, Nghệ thuật yêu đương.

3. Sử học
Những tài liệu biên niên sử xuất hiện từ thời cộng hoà tới cuối Thế kỷ III đầu Thế kỷ II Tr.CN, nhà sử học Phabius đã viết lịch sử La Mã bằng tiếng Hy Lạp.
Bộ Lịch sử La Mã đầu tiên viết bằng tiếng Latinh là tác phẩm của Catol (234-149 Tr.CN) gồm 7 quyển, nhưng nay chỉ còn lại một số đoạn.
Bộ Thông sử của Polibe (205-125 Tr. CN) gồm 40 quyển khá nổi tiếng. Polibe còn nêu lên vai trò lớn lao của sử học là giáo đục con người và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Nhà sử học Tite Live (59-17 Tr. CN) viết lịch sử La Mã tới 142 quyển, ít nhiều đề cao quyền thống trị của La Mã ở vùng Địa Trung Hải. Sang Thế kỷ thứ I và II sau C.N, xuất hiện những nhà sử học Tacite, Plutarque và Appian. Tacite là tác giả hai bộ Lịch sử và Lịch sử biên niên. Plutarque chủ yếu viết về cuộc đời các nhân vật lịch sử qua tác phẩm Tiểu sử so sánh. Ông đánh giá cao lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nô lệ Spartacus. Còn Appian viết lịch sử các vùng bị La Mã chinh phục.
4. Triết học
Mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa bình dân và quý tộc, giữa Nhà nước La Mã với các dùng bị chinh phục là cơ sở cho cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học ở La Mã.
Thế kỷ I Tr.CN, triết học La Mã ở vào thời kỳ phát triển cao nhất. Đại biểu xuất sắc nhất là nhà triết học duy vật Loucréte (99-55 Tr.CN). Tiếp thu triết học Hy Lạp, Loucréte trình bày quan điểm duy vật về vô thần của mình trong tập thơ Bàn về bản chất sự vật. Ông chống tôn giáo, bác bỏ quan niệm sai lầm về thần thánh và chứng minh tính vĩnh cửu và bảo toàn của vật chất. Vật chất luôn luôn vận động trong Vũ trụ vô tận. Loucréte cũng nêu những giả thiết quan trọng về sự xuất hiện của loài người và cuộc sống nguyên thuỷ của họ. Gia đình, Nhà nước không phải có từ khi loài người mới xuất hiện mà hình thành qua các giai đoạn phát triển xã hội.
Cicéron là nhà triết học theo chủ nghĩa chiết trung biện hộ cho nền chính trị đương thời, chế độ tư hữu và bóc lột nô lệ chống lại học thuyết duy vật, vô thần.
Một đại biểu khác của triết học duy tâm La Mã là Agrippa, theo chủ nghĩa hoài nghi ở La Mã. Agrippa cho rằng Thế giới là không thể nhận thức được, ông đề cập tới việc nhận thức lý tính có bao hàm những yếu tố của phép biện chứng.
Mareus Aurelius Antonin (121-180) là Hoàng đế La Mã (161 -180) đồng thời là nhà triết học. Tác phẩm duy nhất Gửi tới bản thân mình của ông mang nội dung thần bí.
Theo ông, Thượng đế là nguồn gốc đầu tiên của tất cả những gì tồn tại. Ông tuyên truyền Thuyết định mệnh. Quan điểm của Mareus đã có ảnh hưởng tới Đạo Cơ đốc dù ông vẫn trừng trị các tín đồ Đạo Cơ đốc.
Từ Thế kỷ II, triết học La Mã dần dần trở thành triết học tôn giáo và một số học thuyết mang tính triết học thần bí.
Tuy vậy, triết học La Mã Cổ đại đã có ảnh hưởng tới các lĩnh vực văn hoá và đời sống tinh thần của nhiều nước trong và ngoài đế quốc La Mã.
5. Khoa học tự nhiên
Tuy không phát triển rực rỡ như ở Hy Lạp, khoa học tự nhiên ở La Mã cũng đạt những thành tựu quan trọng.
Plinius là nhà Bác học nổi tiếng nhất trong các nhà khoa học La Mã Cổ đại, tác giả cuốn Lịch sử tự nhiên. Đó là bộ bách khoa toàn thư tổng kết hầu hết những hiểu biết của các ngành khoa học: thiên văn, khoáng vật học, thực vật học, động vật học... ông đã đúc kết những kiến thức này sau khi đọc hơn 2000 tài liệu, sách vở của hơn 100 tác giả có uy tín.
Công trình của Plinius được sử dụng rộng rãi ở các ngành khoa học trong nhiều Thế kỷ.
Nhà thiên văn và địa lý xuất sắc nhất của đế quốc La Mã là Ptolémée. Ông hoàn thành hệ thống thiên văn sau này mang tên ông, dùng cho tới thời Copernicus (1473-1 543). Theo Ptolémée, Trái đất là trung tâm Vũ trụ. Ông vẽ bản đồ Thế giới mà cực Bắc là Scandinave tới cực Nam là Sông Nil, từ Tây Ban Nha tới Trung Quốc. Ông cũng lập ra kinh độ, vĩ độ. Và ông cho rằng, các vì sao có ảnh hưởng tới ''số phận'' con người.
Trong y học, Galien là thầy thuốc xuất sắc. Ông tiếp thu và tổng kết những thành tựu y học thời bấy giờ. Các kết quả đó vẫn được sử dụng ở thời Trung đại.
Văn minh La Mã xuất hiện muộn nhưng có ảnh hưởng rộng rãi và kết hợp giữa văn minh Đông phương và văn minh phương Tây. Vì vậy nó có sức sống lâu bền và để lại những dấu ấn đậm nét.
TS. ĐINH TRUNG KIÊN
6. Hóa học ở đế quốc La Mã trong những thế kỷ đầu công nguyên:
La Mã ở vào trung tâm Địa Trung Hải, có thể thông thương thuận lợi bằng đường thuỷ với nhiều nơi nên có đủ điều kiện để hình thành Nhà nước hùng mạnh trong thời Cổ đại. Tuy nhiên, La Mã phát triển muộn hơn Hy Lạp. Trước khi La Mã hưng thịnh, người Etrusques (Etruyxcơ) đóng vai trò chủ đạo trong các bộ tộc Italia; vào Thế kỷ VIII-IV Tr. CN đã lập thành Nhà nước có giai cấp, đã xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi...
Sau này những bộ lạc người La tinh nổi lên hùng cứ và dần dần làm chủ cả một vùng rộng lớn, xây dựng Nhà nước La Mã hùng mạnh. Thành phố La Mã được xây dựng từ năm 754 Tr. CN (theo truyền thuyết) sau này trở thành một trung tâm chính trị ở vùng Địa Trung Hải.
Thế kỷ III Tr. CN, La Mã bắt đầu mở rộng xâm lược ra bên ngoài; và đến nửa đầu Thế kỷ II Tr.CN thì La Mã đã trở thành người thống trị khu vực Địa Trung Hải, tạo thành đế quốc La Mã rộng lớn. Nền văn minh ở Ai Cập trong thời kỳ thuộc Hy Lạp đã truyền bá rộng rãi ra các nước trong vùng Địa Trung Hải vào Thế kỷ I Tr. CN; và đặc biệt, sau khi người La Mã chiếm được Ai Cập (năm 30 Tr. CN).
Vào đầu công nguyên, cùng với Alexandros, La Mã cũng trở thành một trung tâm lớn của khoa học và kỹ thuật thủ công. Sự hình thành đế quốc La Mã rộng lớn với lãnh thổ trải rộng từ Châu Âu sang Cận Đông đến Châu Phi, không những tạo điều kiện để phát triển thương mại, tập trung về Kinh đô một lượng của cải khổng lồ mà còn thu hút về đây các nhà Bác học và thợ thủ công từ nhiều quốc gia: người Hy Lạp, người Ai Cập, người Syrie, người Châu Âu... Nhờ vậy, khoa học kỹ thuật thủ công ở La Mã đã đạt tới trình độ cao.
Dưới đây là hai tác phẩm quan trọng nhất phản ánh trình độ tư tưởng triết học về vật chất và kiến thức hoá học ở La Mã Cổ, đó là bài thơ Về bản chất sự vật (De Rerum natura) của Lucretius Titus Carus (Lucrêsi Tit Cara, 99 - 55 Tr. CN) và bộ Lịch sử tự nhiên, (Historia naturalis) của Cai Plini Đệ nhị Plinilus Cajus Secundus (23-79).
Lucretius tác giả bài thơ nổi tiếng Về bản chất sự vật gồm 6 cuốn. Ông là một nhà duy vật kiên định và một người vô thần. Trong 2 cuốn đầu, ông trình bày tổng quan và phê phán các học thuyết Hy Lạp Cổ đại về các nguyên tố và Hômêômei. Ông trình bày dưới dạng thơ ca đầy hình ảnh học thuyết nguyên tử của Demecritos và Epiquya. Như vậy, Lucretius là người thừa kế và truyền bả nồng nhiệt học thuyết nguyên tử. Xuất phát từ sự bất diệt của Vũ trụ, ông cho rằng, nguyên tử - những hạt cơ sở tạo thành mọi vật thể - là vĩnh viễn và bất diệt. Trên cơ sở đó ông nêu ra luận điểm: "Từ hư vô chẳng tạo ra được gì theo ý của Thượng đế'' và ''chẳng vật gì có xuất hiện từ hư vô”.
Lucretius cho rằng nguyên tử của các chất khác nhau thì khác nhau về hình dạng, nhờ vậy mà có thể giải thích được tính muôn vẻ của mọi vật thể. Ví dụ vị cay của một chất là do nguyên tử của nó có đầu nhọn. Lucretius cho rằng các vật thể cấu tạo từ những hạt nguyên thuỷ như nhau, hoặc là tổ hợp của những hạt nguyên thuỷ khác nhau bằng một lực vững chắc không thể nào phá vỡ nổi. Ông hình dung các nguyên tử chuyển động hỗn loạn không ngừng.
Trong bài thơ, Lucretius đã vẽ những hình ảnh chuyển động vĩnh cửu của các ''individua'', (các nguyên tử theo tên gọi La tinh mà tác giả dùng) như sau:
''Chợt lúc nào, ánh Mặt trời rọi chiếu vào căn nhà và quét sạch đêm đen,
Bạn sẽ thấy vô vàn vi thể,
Thấp thoáng bay trong ánh hào quang,
Như trong trận giao tranh bật diệt,
những chiến binh xông xáo giữa chiến trường.
Không một chút nghỉ ngơi, lưỡng lự
cả đoàn quân bật dậy hiên ngang,
Chẳng kể gì lúc tụ, lúc tan.
Rồi từ đó chúng ta sẽ hiểu,
Trong khoảng không gian rộng lớn vô cùng,
Muôn vàn hạt - ta gọi là nguyên tử.
Vĩnh viễn tung hoành giữa chốn mông lung.
Từ những hạt cực kỳ bé nhỏ,
Ta nhìn ra hiểu cả không trung”.
Bài thơ của Lucretius có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của các tư tưởng duy vật (quan niệm nguyên tử) trong hoá học và vật lý học. Một tác phẩm nổi tiếng khác là bộ bách khoa toàn thư mang tên Lịch sử tự nhiên của Plinius gồm 37 cuốn, trong đó các cuốn 33 - 37 trình bày những kiến thức về khoáng vật, luyện kim, hoá học. Khi viết cuốn sách này, Plinius đã dùng tài liệu của nhiều tác giả mà tác phẩm của họ không còn đến ngày nay.
Khác với Lucretius, Plinius là người theo thuyết Aristotle nên quan điểm triết học của ông không phải là tiến bộ, thêm vào đó ông còn đưa vào sách nhiều tư liệu hoang đường thu nhặt ở những tài liệu đáng ngờ. Tuy nhiên, là một nhà sưu tập bách khoa, Plinius đã ghi lại được nhiều hiểu biết về kiến thức hoá học thực hành đã phát triển rực rỡ ở thời kỳ đế quốc La Mã.
Trong bộ Bách khoa toàn thư Plinius đã ghi tại nhiều khoáng vật trong đó có kim cương, lưu huỳnh, thạch anh, xút tự nhiên (natron), thạch cao, đá vôi (và vôi tôi), đá phấn, amiăng, ôxyt nhôm, ngọc quý, thuỷ tinh. Trong số các kim loại Plinius đã mô tả chi tiết gồm có vàng sinh ra cùng với các kim loại khác trong lòng đất, rồi đến bạc, đồng, thuỷ ngân, sắt, quặng ganmei (calamin), thiếc.
Plinius cũng nhắc đến nhiều muối, ôxyt, các khoáng chất như thần sa (HgS), ccupơrôdơ (Sunfat đồng) gỉ đồng xanh, bột chì trắng (PbCO3), minium (Pb3O4), ôxyt ăngtimoan, hồng hoàng, sunfua asen, phèn...
Ông còn nêu ra một số chất hữu cơ: các loại nhựa, keo dán, tinh bột, đường sáp, một số chất màu hữu cơ như inđigô, các hương liệu...
Sự tồn tại của đế quốc La Mã rộng lớn không kéo dài được bao lâu, những mâu thuẫn về chính trị, chủng tộc, lãnh thổ đã làm suy yếu đế quốc này. Ngay từ Thế kỷ III, những cuộc xâm lấn của các bộ lạc lạc hậu ở phương Bắc đã thường xuyên đe doạ đất nước, kể cả Thủ đô La Mã. Đến Thế kỷ IV, Thủ đô của đế quốc chuyển sang Constantinople (đế quốc Đông La Mã) và vào Thế kỷ V, trước sức ép của các bộ lạc mọi rợ, để quốc Tây La Mã sụp đổ. Sự sụp đổ này dẫn đến sự thủ tiêu gần như hoàn toàn nền văn hoá và sản xuất thủ công ở đây. Các nhà Bác học và thợ thủ công sống sót chuyển một phần về Constantinople, một phần về các thành phố vùng Cận Đông; nhưng ở đó, họ không có điều kiện để hoạt động.
Mặt khác, sự truyền bá đạo Thiên chúa giáo vào 0những Thế kỷ đầu CN có ảnh hưởng hết sức tai hại đến sự phát triển khoa học, trước hết là đến triết học tự nhiên, cơ sở để giải thích các hiện tượng hoá học. Ngay từ các Thế kỷ III - IV, giới tăng lữ Thiên chúa giáo cùng với tầng lớp quý tộc chủ nô đã trở thành thành trì của bọn phản động. Vào Thế kỷ thứ IV ở Constantinople, đạo Thiên chúa đã trở thành quốc giáo, các vị cha cố hiếu chiến bắt đầu đàn áp không thương tiếc mọi hiểu biết về chủ nghĩa duy vật. Những người ủng hộ triết học Cổ đại của Democritos, Epiquya và thậm chí cả Aristolle đều bị tầm nã như kẻ thù nguy hiểm nhất của nhà thờ. Mọi thứ học thuyết triết học không phù hợp với các tín điều Thiên chúa giáo đều bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Nhiều nhà Bác học có tín ngưỡng khác Thiên chúa giáo phải chạy trốn khỏi Constantinople sang trú ngụ ở Syrie và Ba Tư, sống nghèo khổ bằng cách giới thiệu và bình luận các tác phẩm cổ thời Alexandros.
Thế là sự tan vỡ của đế quốc La Mã dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của nền văn hoá, khoa học và thủ công nghiệp ở các thành phố phồn vinh cũ của Italia, Cận Đông và Ai Cập. Thay cho các học thuyết duy vật tiên tiến là những giáo lý mê hoặc của Thiên chúa giáo bóp nghẹt mọi suy nghĩ tự do của con người, nền sản xuất thủ công hoá học dần dần bị lãng quên, các nước thuộc đế quốc La Mã bắt đầu bước vào ''Đêm đen Trung cổ”.
Mãi đến các Thế kỷ VIII - IX ô Bizăngttum (Đông La Mã) vào thời kỳ lãnh chúa phong kiến thế tục và tăng lữ Bizăngtium tăng cường quyền lực, mới lại xuất hiện một vài tiến bộ trong sự phát triển kỹ thuật hoá học, nhưng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
KỸ SƯ QUỐC ĐÔNG