Tài liệu: Peter Paul Rubens (1577 - 1640)

Tài liệu
Peter Paul Rubens (1577 - 1640)

Nội dung

PETER PAUL RUBENS (1577 - 1640)

 

Cuộc phân xử của Pâris

(Le Jugement de Pâris)

Màu dầu: 199379 cm

Sáng tác năm: 1638-1639

Bảo tàng Prado, Madrid

Bên trái, Pâris ngồi như chìm đắm trong suy nghĩ, tâm trạng bối rối. Gậy rắn thần (tượng trưng cho nghề y) ở một bên tay, tay kia cầm quả táo vàng. Mercure cổ vũ Pâris. Tư thế dịu dàng, sự tập trung thấy trên khuôn mặt người mục đồng giản dị, người phải chọn để bầu người đẹp nhất trong ba nữ Thần. Pâris cảm thấy sự quyết định của mình có thể là thiếu tế nhị.

Ở phía ngoài cùng, bên phải Junon cùng con công của mình, với vương miện của niềm vui sướng, chiếc áo của Vương quyền phù hợp với người vợ của vị vua ở Olympia. Cạnh là Minerve đi theo cái đẹp duyên dáng của riêng bà. Bà là một trong ba người có một chút bối rối, nhưng rồi bà cũng vứt mộc và bộ áo khoác ngoài xuống đất và bất chấp sự nhút nhát của mình, bà gia nhập vào cuộc đấu, Venus ở giữa hai nữ Thần. Chú bé Cupidon (Thần Tình yêu) tìm cách kéo sự chú ý bằng cách bíu vào đùi Venus. Một Thiên thần bay trên đầu vệ nữ, vòng vương miện hoa ở phía đó. Với trực giác tiên tri của Thần Tình yêu, chú tiên đoán quyết định của Pâris.

Trong một bức tranh cùng chủ đề này, ngày nay ở Bảo tàng London, mà Rubens đã vẽ trước đó 5 năm, các nhân vật bị tách ra một cách rõ ràng, khoảng cách giữa những người đàn ông và các nữ Thần rộng hơn, ba phụ nữ xinh đẹp tách rời nhau.

Trong tác phẩm của Bảo tàng Prado này, Rubens đã tìm cách đưa ra một sự kết hợp chặt chẽ nhất cho bố cục của ông. Tay của Minerve cầm quả táo, nguyên nhân của bất hòa gần như chạm vào tấm oan của Junon, khuỷu tay của Junon che đi một phần cánh tay của Vénus.

Sau khi nhận đặt hàng bức tranh này, Rubens luôn luôn bị tấn công bởi sự quở trách. Về cuối đời, những cuộc tấn công đó đã trở nên rặng nề, nhức nhối. Vào tháng 2-1639, Vua Philippe IV nhận từ Antwerp một bức thư của anh ông ta là Hồng y giáo chủ - Hoàng tử Ferdinand của nước Áo, trong thư này nói: ''Bức tranh: Cuộc phân xử của Pâris đã xong. Theo ý kiến của tất cả các họa sĩ đây là tác phẩm đẹp nhất của Rubens. Có một chút lỗi... ba nữ Thần khỏa thân quá nhiều, Vénus thì hiển nhiên, có chân dung của chính vợ ông ta, điều đó thì không còn nghi ngờ gì nữa, cái tuyệt diệu nhất hiện nay ở đó là những sự vật xung quanh”.

Cuộc bắt cóc những con gái của Leucippe

(L’enlèvement des filles de Leucippe)

            Màu dầu: 222209cm

Sáng tác Năm: 1619-1620

Bảo tàng tranh cổ Munich – Đức

Cuộc bắt cóc những người con gái của Leucippe tất cả đã được vẽ bằng sự chân thực: ''những bắp thịt, những bộ ngực, cặp đùi”. Tất cả đã được hòa quyện với nhau từ những con ngựa, người đàn ông và những người đàn bà...

Cũng ở đây, bài hát ngợi ca niềm vui cuộc sống đã vang lên sáng ngời. Người họa sĩ bậc thầy vĩ đại Rubens đã nổi đanh trên thế giới và được bao phủ danh dự cao quý bởi danh hiệu từ các nhà Vua ngợi ca. Ông đã nổi danh với một di sản lớn. Đó là các bức vẽ của ông về các chủ đề những chiến thắng, đức tin, kỳ tích, cuộc chiến đấu xáo động mà ở đó có nhiều nhân vật thuộc thời Cổ đại và của những câu chuyện thần thoại làm nền.

Tác phẩm của ông lấp lánh vẻ đẹp người phụ nữ sung mãn, tràn đầy nhựa sống. Họ có thể là một nữ Thần, một trinh nữ hay một người mẹ; họ luôn luôn được bao quanh bằng các chú bé, các thiên Thần và các vòng hoa.

Trong hội họa Baroque thế kỷ XVII, người ta thường thấy cái gì đó đang vận động. Các nhân vật, động vật, mây gió, những tấm khăn trải, tất cả cái đó ở trong một bố cục hẩu như được khuấy động bởi một bàn tay kỳ diệu. Cái chính mà Rubens đã tạo ra là một nền hội họa Baroque. Ông yêu thích sự vận động và những chuyến du lịch.

Bị hối thúc bởi nhà Vua và các Hoàng thân Châu Âu, ông đã làm việc ở Paris cho Marie de Médicis và đã thực hiện 21 bức tranh có khuôn khổ đồ sộ (những bức tranh này hiện nay ở Bảo tàng Louvre).

Tác phẩm Cuộc bắt cóc những người con gái của Leucippe được ông thực hiện vói sự giúp đỡ của các học trò của mình, vì nó có khuôn khổ hơn 2 mét một bề.

           




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/175-02-633386891035156250/Nghe-thuat-tao-hinh-Tac-giaTac-pham-cua-th...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận