Tài liệu: Protein có những công dụng sinh lí gì?

Tài liệu
Protein có những công dụng sinh lí gì?

Nội dung

PROTEIN CÓ NHỮNG CÔNG DỤNG SINH LÍ GÌ?

 

1. Cấu thành và bồi bổ các tổ chức của cơ thể. Là công dụng sinh lí chủ yếu nhất của protein thần kinh, cơ bắp, nội tạng, máu, xương thậm chí cả móng chân, móng tay và tóc đều có chứa protein. Trong cơ thể người lớn có chứa khoảng 16,3% protein, tương đương với 42 - 45% trọng lượng cơ thể, sau khi đã loại nước. Sự sinh trưởng phát triển của cơ thể, sự đổi mới của các tổ chức suy lão, sự hồi phục các tổ chức sau tổn thương đều cần đến protein.

Cho nên, hàng ngày đều cần phải hấp thu vào một lượng protein nhất định làm nguyên liệu xây dựng cấu thành và bồi bổ cho các tổ chức.

2. Thành phần cấu thành các enzim và các hoocmon. Sự trao đổi chất của cơ thể được thực híện thông qua hàng nghìn hàng vạn các phản ứng hóa học, những phản ứng này đều đòi hỏi phải có các enzim để xúc tác. Trong tình trạng nhiệt độ cơ thể bình thường (370C), các enzim tham gia rộng rãi vào mọi hoạt động sống, như các hoạt động co cơ bắp, tuần hoàn máu, hô hấp, tiêu hóa, truyền dẫn thần kinh, chức năng cảm giác chuyển hóa năng lượng, sàng lọc thông tin, tố chất di truyền, sinh trưởng phát triển, tái tạo và hoạt động tư duy,... Nếu không có các enzim thì mọi hoạt đống sống đều không thể tiến hành được, mà bản chất hóa học của các enzim lại chính là protein. Rất nhiều loại hoocnon điều tiết chức năng sinh lí như hoocmon sinh trưởng, thyrotrotropin, adrenalin, insulin, enterocrinin,… đều được cấu thành từ protein hoặc các chất dẫn xuất của nó. Cho nên, protein có tác dụng điều tiết chức năng sinh lí.

3. Cấu thành các kháng thể. Trong máu có một loại chất gọi là chất kháng thể có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của vi khuẩn, vi trùng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, những chất này cũng được cấu thành từ protein. Các interferon (chất ức chế sinh sản) được nghiên cứu chế tạo thành công gần đây (có tác dụng ức chế các tác nhân gây bệnh và kháng ung thư), là một hợp chất của protein và đường.

4. Điều tiết áp lực thẩm thấu. Ở người bình thường, sự trao đổi liên tục và sự duy trì cân bằng của thành phần nước trong huyết tương và dịch mô có liên quan tới tổng lượng chất điện giải trong huyết tương và nồng độ protein thể keo. Khi nồng độ dịch mô và nồng độ chất điện giải trong huyết tương ngang bằng thì việc phân bố nước trong 2 loại này sẽ được quyết định bởi nồng độ protein trong huyết tương. Nếu trong bữa ăn bị thiếu protein lâu ngày, hàm lượng protein trong huyết tương sẽ hạ thấp, thành phần nước trong máu sẽ thấm quá nhiểu vào các mô xung quanh, gây ra phù nề do thiếu dinh dưỡng.

5. Cung cấp năng lượng. Tuy công dụng chủ yếu của protein trong cơ thể không phải là cung cấp năng lượng nhưng protein trong các tế bào mô cỗi hoặc đã bị phá vỡ cũng sẽ không ngừng phân giải mà phóng ra năng lượng. Ngoài ra có những loại protein được hấp thu trong thức ăn, không phù hợp với nhu cầu của cơ thể, hoặc là số lượng quá nhiều, cũng sẽ bị oxy hóa phân giải mà phóng ra năng lượng. Cho nên, protein cũng có công dụng cung cấp năng lượng.

Thiếu protein sẽ làm cho trẻ nhỏ sinh trưởng, phát tríển chậm, trí lực phát triển không tốt, ở người lớn sẽ xuất hiện sút cân, teo cơ, thiếu máu, dễ mệt mỏi, sức đề kháng thấp, bị chấn thương gãy xương lâu liền, sau khi bị bệnh, phục hồi chậm; thiếu protein nặng sẽ xuất hiện phù nề do dinh dưỡng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2961-02-633565250686472893/Tong-quan-ve-dinh-duong/Protein-co-nhung-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận