Roma cổ đại
Trên quảng trường Roma cổ có dựng một bức tượng đồng kỳ lạ. Đó là tượng của một con chó sói, bên dưới có hai bé trai đang bú. Bức tượng phản ảnh một truyền thuyết nói về nguồn gốc và sự xây dựng thành Roma. Truyện kể rằng người có công lập ra thành Roma là hai anh em sinh đôi Romulus và Remus đã được chó sói cái đến cứu khi bị tai họa và nuôi hai em bằng sữa sói. Đó chỉ là truyền thuyết, thật ra thành Roma do các bộ lạc Latin thuộc giống người Italia xây dựng vào khoảng năm 753 trước Công nguyên.
Từ thời thượng cổ, trên bán đảo Italia đã có người nguyên thủy sinh sống. Xưa nhất có lẽ là người Ligures ở thời đại đồ đá mới và thời đại đồ đồng thau: Vào đầu thiên niên kỷ II trước Công nguyên, có những cuộc thiên di lớn của các tộc người ở miền núi Carpate và miền sông Danube vượt qua dãy núi Alpes xuống bán đảo Italia rồi định cư ở các vùng Campani, Brutium và Latium. Cư dân vùng Latium gọi là người Latin. Cuối thiên niên kỷ II trước Công nguyên, một đợt thiên di mới của các tộc người lại tiếp tục tràn xuống bán đảo và định cư ở đây. Các tộc trên đây sông trên đất nước Italia đều gọi chung là Italiotes, nghĩa là người Italia. Các bộ lạc Latin sống ở miền đồng bằng Latium, phía nam sông Tibre đã xây dựng lên ở đây một thành thị, lấy tên nhân vật truyền thuyết Romulus đó về sau, người ta gọi người Latin sống ở thành ấy là nhân dân Roma (populus romanus).
Thành Roma ở miền trung bán đảo Italia, một miền nông nghiệp trù phú. Dân cư sống về nghề nông, nghề buôn bán trên biển, nghề chài lưới và nghề làm muối. Về sau thành thị này phát triển lên, lúc đầu thống nhất bán đảo Italia, về sau lại thống nhất được cả khu vực Địa Trung Hải, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Italia. Thành Roma, trong lịch sử được gọi là “ thành muôn thuở”.
Lịch sử Roma thời kỳ đầu tiên là huyền thoại. Cho đến thế kỷ VI trước Công nguyên, Roma mới bắt đầu có lịch sử ghi chép bằng văn tự. Roma trong buổi đầu cũng có “vua” (rex), có Viện nguyên lão (Sénat) và Đại hội nhân dân. Phàm là công dân nam thuộc ba bộ lạc ở Roma đều được tham gia đại hội. Đại hội nhân dân có quyền quyết định tuyên chiến, nghị hòa, thông qua hoặc bác bỏ những đạo luật do Viện nguyên lão thảo ra. Đại hội bầu ra ''vua'' và các quan chức cao cấp. Đại hội còn coi như là một tòa án tối cao. Viện nguyên lão bao gồm thủ lĩnh của ba trăm thị tộc. Thời đại này ở Roma được gọi là thời đại vương chính, sống dưới chế độ dân chủ quân sự.
Vào giữa thế kỷ VI trước Công nguyên, vua Servius Tullius (578- 534 trước Công nguyên) đã tiến hành một cuộc cải cách lớn, phế bỏ chế độ dân chủ quân sự, dựa trên cơ sở thị tộc huyết thống, thiết lập một chế độ nhà nước mới dựa trên cơ sở phân chia địa vực và sự chênh 1ệch về tài sản. Từ đó chấm dứt thời kỳ vương chính trong lịch sử Roma, mở đầu thời kỳ cộng hòa . “Vua” đã bị phế truất, chính quyền trở thành “việc của dân” (res publica) và nhà nước mới ra đời, mang tên nhà nước cộng hòa (respublica) có nghĩa là nhà nước của dân. Nắm quyền 1ực cao uhất của nước cộng hòa là hai quan chấp chính gọi 1à Consul quyền hành ngang nhau. Quan chấp chính do Đại hội công dân cử, nhiệm kỳ một năm nhưng chỉ có quí tộc mới được đảm nhiệm. Chỉ khi nào gặp lúc chiến tranh khẩn cấp mới lập một trong hai quan chấp chính làm dictator tức ''độc tài'' có toàn quyền quyết định về mọi việc nhưng chỉ trong thời hạn sáu tháng. Các quan chấp chính do nhiệm kỳ ngắn lại bị kiềm chế lẫn nhau nên quyền lực có hạn. Nắm quyền lực thật sự trong tay là Viện nguyên lão chỉ bao gồm lớp quí tộc giàu có. Viện nguyên lão quyết định các chính sách đối nội đối ngoại, thẩm tra và phê chuẩn các vụ án, khống chế dự toán và chi phối tài sản quốc gia.
Nhà nước Roma thực chất là nhà nước cộng hòa quí tộc, quyền hành tập trung trong tay giai cấp quí tộc, người bình dân không được tham gia bộ máy nhà nước, quyền lợi của người bình dân không được bảo đảm khiến cho mâu thuẫn giai cấp dần trở nên sâu sắc. Năm 494 tr CN, để hoà hoãn ngâu thuẫn, giai cấp , thống trị, đã phải nhượng bộ, thừa, nhận cho người bình dân có quyền cử ra những quan bảo dân (tribun) để giám sát và có ý kiến về mọi chủ trương chính sách của nhà nước có liên quan đến bình dân. Quan bảo dân lúc đầu có hai người sau đó tăng lên bốn người, cuối cùng là mười người. Quan bảo dân có quyền phủ quyết đối với pháp lệnh vi phạm lợi ích bình dân của Viện nguyên lão và quan chấp chính. Quan bao dân còn có quyền đình chỉ thi hành mọi lệnh truy tố đối với bất cứ người binh dân nào và có quyền đưa vụ án đó ra xét xử trước tòa án của quan bảo dân.
Vào khoảng năm 450 tr CN, do sự đấu tranh mạnh của bình dân, giai cấp quí tộc thống trị Roma đã ban hành một bộ luật thành văn, trong đó các việc hình việc hộ, thể lệ tố tụng xét xử... đều được qui định rõ ràng cụ thể. Bộ luật ấy được khắc trên mười hai tấm bảng đồng đặt ở nơi công cộng nên thường gọi là bộ luật Mười hai bảng. Bộ luật này đã trở thành nền tảng cho hệ thống luật pháp của Roma và đại lục châu Âu sau này.
Roma lúc mới thành lập chỉ là một bang nhỏ ở trên bờ sôngTibre. Từ thế kỷ IV tr CN trở đi, Roma bắt đầu bành tướng thế lực bằng những cuộc chiến tranh xâm lược các bộ tộc láng giềng. Roma dồn sức chiếm vùng Trung Italia giàu có, chiếm dần vùng Latium. Đến năm 275 tr CN, bán đảo Italia đã nằm trọn trong tay Roma.
Từ thế kỷ III đến thế kỷ I tr CN. Roma tiếp tục gây chiến tranh mở rộng lãnh thổ, chiếm vung Tây, rồi Đông Địa Trung Hải. Đến năm 146 tr CN hầu hết đất đai Hy Lạp bị Roma thống trị. Cùng với việc chiếm vùng Địa Trung Hải, Roma cũng lần lượt chiếm vùng Tiểu Á, Phenicie, Syria, Palestin và Ai Cập. Roma trở thành đế quốc hùng mạnh và rộng lớn.
Ách thống trị của Roma với nô lệ và các dân tộc đã làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo do Spartacus lãnh đạo (73 - 71 tr CN).
Sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa, bọn quí tộc chủ nô Roma bắt đầu cuộc đấu tranh giành giật quyền lợi. Cuối cùng phe của Yuliuscésar đã thắng. Nền cộng hoà Roma bị thủ tiêu, chế độ độc tài do Cesar thiết lập tồn tại không lâu. Khi Cesar chết, các thế lực chính trị Roma tranh chấp gây nên các cuộc nội chiến tương tàn liên miên. Năm 30 tr CN chế độ quân chủ của Octavius được thiết lập. Những khu vực ven bờ Địa Trung Hải: Ai Cập, một phần lưỡng Hà Palestine, Syrie, Tiểu Á, Hy Lạp, Macedonia, Gau le và Bắc phi đều thu gồm lại dưới một chính quyền thống nhất. Octavius trở thành chúa tể duy nhất của đế quốc Roma. Từ đó, nền đế chế Roma được thật sự thành lập. Lịch sử Roma cổ đại đến đây cũng kết thúc một thời kỳ phát triển.
Thành tựu rực rỡ của nền văn minh Roma là thành tựu trên mặt văn hóa. Nền văn hóa Roma chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của văn hóa Hy Lạp. Người Roma tiếp thu những giá trị văn hóa của người Hy Lạp và sáng tạo nên nền văn hóa của mình và là chiếc cầu nối liền văn hóa Hy Lạp với văn hóa châu Âu sau này.
Trong thần thoại Roma, những vị thần của người Hy Lạp đã được người Roma tôn thờ với tên mới do họ đặt ra. Ví như thiên thần Zeus của người Hy Lạp trở thành thần Juplter, nữ thần Hera trở thành Jumon, thần của hôn nhân và gia đình. Thổ thần Déméter trở thành thần ngũ cốc Xéres bảo hộ mùa màng. Nử thần của sắc đẹp và tình yêu Aphrodite được gọi là Vénus, Thần biển Poseidon được gọi thành Neptune v.v...
Tôn giáo ở Roma thời kỳ đầu là đa thần giáo gắn với tự nhiên. Khi chế độ nô lệ ở Roma từ thời kỳ cực thịnh bước sang thời kỳ suy tàn, nền chính trị ngày càng trở nên thối nát đạo đức xã hội bị suy đồi thì đạo cơ đốc bắt đầu được truyền bá rộng rãi. Đạo cơ đốc do Fyesus Christ sáng lập, về sau được truyền bá rộng rãi và trở thành tôn giáo thế giới.
Về văn học và sử học thì buổi đầu người Roma bắt chước người Hy Lạp. Bộ sử thi của Homère và kịch bản của Sophocle đều được người Roma coi là những di sản văn học quí giá. Không bao lâu sau, người Roma dần dần thoát khỏi khuôn khổ của văn học Hy Lạp để sáng tạo ra nền văn học của mình.
Từ chữ cái Hy Lạp, người Roma đã lập ra hệ thống chữ cái của mình, ban đầu gồm 20 chữ sau thêm 6 thành hệ thống chữ cái La tinh hoàn chỉnh như ngày nay. Trong thời kỳ Cesar và Octavius chấp chính, nhiều nhà văn và nhà sử học Roma có tiếng tăm xuất hiện. Họ đã viết được nhiều tác phẩm bất hủ với nhiều thể loại khác nhau. Cesar có ký sự về cuộc chiến tranh ở xứ Gaule. Clceron là nhà văn cũng là nhà hùng biện. Các nhà thơ Virgilius, Horatius, Ovidius đã để lại nhiều tác phẩm nổi triếng.
Đến đầu thế kỷ III tr CN, lịch sử Roma bắt đầu được ghi thành văn. Polybius được coi là nhà sử học đầu tiên của Roma. Tituslivius viết Lịch sử Roma, Tacituy ghi chép Sử biên niên Roma, Plutarque viết truyện các danh nhân Hy Lạp - Roma.
Về triết học, chủ yếu là kế thừa các trường phái triết học Hy Lạp, tuy vậy trong lịch sử Roma cũng có một số nhà triết học lỗi lạc Lucretius đã nêu lên thuyết nguyên tử và bài xích mê tín trong tôn giáo. Một số nhà triết học chuyển dần sang duy tâm luận như Seneque, Eplctete. . . Học thuyết của họ mở đường cho sự truyền bá của đạo Cơ đốc.
Về nghệ thuật, số lượng các di tích nghệ thuật kiến trúc và điệu khắc ở Roma có nhiều hơn ở Hy Lạp nhưng không thể so với Hy Lạp về giá trị nghệ thuật. Tuy vậy người ta vẫn có thể thấy phong cách riêng của Roma qua các tác phẩm điêu khắc như tượng Cesar, Octavius, Augustus...
Trong nghệ thuật kiến trúc cũng có những nét riêng, độc đáo. Ta có thể thông qua di tích điện Panteon ở thành Roma, đền Vesta, lăng mộ Metela, trường đấu Colosseo. Đặc biệt người Roma rất giỏi trong việc thiết kế và xây dựng các đô thị nằm rải rác khắp nơi với những cung điện lâu đài của vua chúa, các khải hoàn môn, hệ thống cầu cống, nhà hát. . . đã vượt lên trên các kiến trúc cổ đại khác về giá trị sử dụng và đồ sộ của nó.
Về khoa học tự nhiên, nhà khoa học Plinius biên soạn bộ sách Vạn vật, là một bộ sách khoa thư tổng kết lại những thành tựu của nền khoa học kỷ thuật cổ đại. Nhà học giả Claudius Ptoléméc đã đúc kết những phát minh, sáng kiến về thiên văn học để viết thành bộ sách Hệ thống vũ trụ. Học thuyết thiên văn sau này mang tên ông đã chi phối nền văn học châu Âu trong suốt 1400 năm. Thuyết quả đất hình tròn của ông đã hướng dẫn cho Colombus phát hiện ra Tân thế giới, còn thuyết “quả đất là Trung tâm vũ trụ” của ông mãi đến đầu thế kỷ XVI mới bị thuyết hệ thống mặt trời của Copernic đánh đổ. Ptolemoe còn vẽ ra bản đồ thế giới bao gồm cả ba châu Âu, Á, Phi được xem là chính xác nhất lúc bấy giờ.
Trong y học, Galen là một thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Roma. Ông đã tổng kết những thành tựu y học thời bấy giờ, viết nhiều luận văn về các khoa y dược và giải phẫu học, các kết quả đó vẫn được sử dụng ở thời Trung đại.
Nền văn minh Roma tuy xuất hiện muộn nhưng đã tiếp thu và kết hợp được giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây nên có ảnh hưởng rộng rãi. Nền văn minh đó có sức sống lâu bền và để lại những thành tựu, những dấu ấn rực rỡ.