SỨC HÚT CỦA MẶT TRĂNG GÂY NÊN CÁC ĐỢT THUỶ TRIỀU ĐẠI DƯƠNG
Nguyên nhân gây nên thuỷ triều đại dương chính là các thiên thể Mặt Trời và Mặt Trăng. Chúng hút nước đại dương bằng một lực nào đó tựa hồ như nam châm. Bản thân Trái Đất cũng hút nước về mình. Sức hút đó chúng ta gọi là lực hấp dẫn.
Khi nằm ngay trên Đại Tây Dương hoặc ngay trên vùng mà ta vẫn gọi là Đại dương Nam, Đại dương Đông. hoặc Ấn Độ Dương thì nó hút nước bao quanh Trái Đất. Trên đường chảy nếu không gặp phải các châu lục, nước từ mọi phía dồn về một khu vực rộng mênh mông ngay phía dưới Mặt Trăng, còn bờ biển lúc này trơ ra. Nhưng trong khi nước đang chuyển động, thì Mặt Trăng đã kịp di chuyển và không còn nằm ngay phía trên đại dương nữa, vì thế khối nước đang đập vào bờ phía tây cũng sẽ thôi không chịu sự tác động của sức hút Mặt Trăng nữa, do đó lại ập về bờ biển phía đông. Tôi xác định “trọng lực” là lực hút lẫn nhau, tương tự như sức hút của các nam châm. Khi các vật thể nằm cách nhau không xa, thì lực hút lẫn nhau của chúng lớn hơn khi chúng nằm xa nhau.
Mà tại sao chúng ta lại không nói được rằng Trái Đất hút nước của Mặt Trăng giống như Mặt Trăng hút nước của Trái Đất nhỉ?
(Theo sách của Iôhan Keple, “Giấc ngủ, hay Tác phẩm sau khi qua đời về thiên văn học Mặt Trăng”, năm 1593).