Tài liệu: Cuốn sách chính

Tài liệu
Cuốn sách chính

Nội dung

CUỐN SÁCH CHÍNH

 

Rêtic lúc nào cũng hối thúc, còn Côpecnic thì luôn trì hoãn việc xuất bản tác phẩm. Giống như Pitago, ông nghi ngại không biết đã đến lúc mọi người hiểu được “điều đó” không. Côpecnic ý thức được toàn bộ sức công phá của cuốn sách. Là một nhỏ bác học và đồng thời là linh mục, ông linh cảm được tất cả sự chấn động mà mọi người sẽ cảm nhận được vào ngày mai khi biết rằng họ đang sống trên một “ngôi sao” một thiên thể. Khi không còn sự khác nhau giữa đất và trời chúng đều là một bộ phận của thiên nhiên thống nhất thì bầu trời linh hồn của Kitô giáo đã tách khỏi bầu trời vật chất. Đó là khởi đầu của một cuộc cách mạng trong khoa học, thần học và triết học.

 

Nhờ tác phẩm “Tường giải” mà thuyết Côpecnic trở nên nổi tiếng. Các giới quyền thế trong Giáo hội Công giáo lúc đầu tiếp nhận một cách điềm tĩnh, còn những người theo Tân giáo chống lại những “triết lý hão” không cần thiết thì có thái độ hằn học. Chính Mactin Luthơ đã bình phẩm về luồng gió mới như thế này: “Một kẻ ngu ngốc muốn làm lộn tùng phèo toàn bộ nghệ thuật thiên văn học. Song như Kinh Thánh đã chỉ, Chúa Giêxu đã bắt Mặt Trời ngừng chuyển động, chứ không phải là Trái Đất.

 Rêtic đã thoả thuận cho in cuốn sách của Côpecnic ở Nuyrơnbec (Nurnberg). Ông yêu cầu Anđrêat Ôxianđơ (Andreas Osiander), một nhà thần học nổi tiếng, một nhà truyền giáo

Luthơ phải theo dõi việc xuất bản. Đọc xong cuốn sách Ôxianđơ gửi cho Côpecnic một bức

thư yêu cầu viết lời nói đầu cho cuốn sách, trong đó học thuyết mới được bàn đến chỉ như một giả thuyết công cụ nào đó giúp đơn giản hoá các tính toán. Nhà bác học không làm như vậy mà đã gửi đến Nuyrơnbec lời đề tặng cuốn sách cho người đứng đầu Giáo hội Công giáo Giáo hoàng Pôn III. Ôxianđơ đưa thêm lời đề tặng vào cuốn sách, tuy nhiên ông cũng viết thêm vào cuốn sách một đoạn tự nghĩ ra mà không ký tên với tiêu đề “Gửi bạn đọc về các giả thiết được dùng làm cơ sở trong cuốn sách” và có nội dung như Ôxianđơ muốn có từ Côpecnic.

 

 

Cuốn sách ra đời mùa xuân năm 1543 , khi tác giả của nó bắt đầu lâm bệnh nặng. Một trong những người chép tiểu sử của ông, Pie Gaxenđi đã viết: “Thời gian lâm bệnh cuối cùng của ông hầu như trùng với sự xuất hiện từ cỗ máy in công trình bất tử của ông. Năng lực trí óc và trí nhớ của ông bắt đầu giảm đi. Mấy giờ trước khi mất người ta mang đến cho ông một bản tác phẩm của ông vừa mới in xong. Ông cầm cuốn sách trên tay, ngắm nhìn, nhưng những suy nghĩ của ông đã ở rất xa rồi”.

Côpecnic qua đời ngày 24 tháng năm và được chôn cất dưới tầng hầm tại giáo đường ở Phrômbốc.

Cuốn sách “Về chuyển động quay” ngay lập tức tìm được những bạn đọc tri âm. Một người bạn của Rêtic, nhà toán học ở Vittenbec Eradơmơ Rêngônđơ đã lập ra những vị trí mới

 

 

của các hành tinh trên cơ sở lý thuyết Côpecnic: Các bảng biểu thiên văn này được gọi là “các bảng Phổ” vì nó được xuất bản bằng kinh phí của vị trưởng giáo trước đây của dòng tu, công tước Phổ Anbrêch. Những bảng này đã thay thế các bảng trước đây và vẫn có giá trị cho đến khi xuất hiện “Các bảng Ruđônphơ” vào năm 1627 do Keple lập ra.

“Gửi bạn đọc” không ký tên của Ôxianđơ được đưa vào cuốn sách của Côpecnic đã gây nên sự phản đối mạnh mẽ của Rêtic, và sau này là Keple. Tuy nhiên chẳng có một lời đề tựa nào có thể làm suy yếu sức mạnh của tư tưởng Côpecnic, con người đã tuyên cáo cho một thời đại mới trong thiên văn học và không chỉ trong thiên văn học.

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/368-02-633365079267940276/Nicolai-Copecnic/Cuon-sach-chinh.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận