THIÊN VĂN HỌC Ở VƯƠNG QUỐC ARẬP
Vương quốc Hồi giáo Arập, một vương quốc hùng mạnh được hình thành vào thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ X, là kết quả của các cuộc chiến tranh xâm lược của các bộ tộc người Arập từ bán đảo Arập, tập hợp lại dưới ngọn cờ của một tôn giáo mới: đạo Hồi. Quốc gia này trải dài từ Iran, Irắc và Trung Á ngày nay ở phía đông đến Bắc Phi và Tây Ban Nha ở phía tây Nhưng chính những kẻ đi xâm lược lại là những tù binh, nhưng theo một nghĩa khác, là tù binh của nền văn hoá cao hơn của các dân tộc bị họ đô hộ. Nền văn hoá Arập phát triển, tiếp thu trước hết nền văn hoá của các thuộc địa của Bidăngtin, nơi đã đóng vai trò quan trọng trọng việc gìn giữ các thành tựu khoa học cổ Hy Lạp. Sự phát triển của nền văn hoá Arập vẫn tiếp tục cả sau khi vương quốc Hồi giáo này tan rã thành các quốc gia độc lập vào thế kỷ thứ X.
Mặc dù từ thế kỷ thứ VII những người Arập đã tiếp nhận được một kho tàng khoa học và văn hoá cổ đại, song sự tiếp cận với chứng chỉ thực sự bắt đầu một thế kỷ sau đó và chủ yếu là qua Ấn Độ. Một trong những quốc vương đầu tiên của Batđa là Al-Manxurơ đã đưa về nước mình các nhà bác học từ phương Tây và Ấn Độ. Theo lệnh của vua vào 25 năm cuối cùng của thế kỷ thứ VIII, người ta đã dịch sang tiếng Arập các tác phẩm của các nhà thiên văn nhà toán học Ấn Độ Ariabhata (sinh khoảng năm 475 - không rõ năm mất) và Bramagupta (khoảng năm 598 - 660). Nhưng ý đồ đầu tiên dịch trọn vẹn cuốn sách nổi tiếng của Ptôlêmê “Megale Syntaxis” đã được hai nhà bác học người Do Thái thực hiện cũng vào thế kỷ thứ VIII theo lệnh của quốc vương mới Harun Al-Rasit (huyền thoại gắn tên tuổi vị vua này với bộ truyện “Một nghìn một đêm lẻ”). Dưới thời con trai của ông vua này là Al-Mamun ở Batđa đã thành lập một kiểu viện hàn lâm khoa học gọi là Nhà Tinh hoa tài trí và xây một đài quan trắc thiên văn. Tại Nhà Tinh hoa tài trí này một nhóm các nhà bác học tín đồ Cơ Đốc giáo người Do Thái đã dịch các tác phẩm khoa học trực tiếp từ tiếng Hy Lạp cổ. Lần đầu tiên công trình khoa học vĩ đại của Ptôlêmê đã được nhà bác học người Arập Xabit ibn Kura (836 - 901) dịch trọn vẹn vào thế kỷ thứ IX,
việc làm quen với học thuyết Ptôlêmê đã được những người Ấn Độ biên soạn lại và nhất là việc tiếp cận với bản dịch trực tiếp tác phẩm của ông, được những người Arập đổi tên thành “Almagest”, đã thúc đẩy sự phát triển của cả nền khoa học quan trắc thiên văn của người Arập lẫn công cụ toán học tương ứng. Chẳng hạn Al-Battani sống ở thành phố Racca của Xyri vào các năm 878 - 919 đã tính chính xác hơn độ nghiêng của hoàng đạo đối với xích đạo. Abun Vepha (940-997/998) cũng phát hiện ra sự không đều mới (sự thay đổi vôn tốc) trong chuyển động của Mặt Trăng mà sau này có tên gọi là sự biến động (variation).
Từ cuối thế kỷ thứ X đã xuất hiện các trung tâm khoa học mới ở các thời kỳ khác nhau. Đó là trung tâm Cairô, tại đây đã thành lập một Nhà Tri thức và một đài quan trắc trực thuộc triều đình, là nơi nhà thiên văn học nổi tiếng lbn lunut (950 - 1009) đã lao động miệt mài; trung tâm Ixphahan, nơi mà nhà thơ nổi tiếng, đồng thời là nhà toán học nhờ thiên văn học Ômarơ Khaiam (1048 - sau 1122) cũng đã từng làm việc trong một đài quan trắc lớn nhất thời bấy giờ.
Sau khi học được cách chế tạo những dụng cụ đo góc thiên văn - kính lục phân và kính tứ phân theo các sách của Hy Lạp, những người Arập đã nâng độ chính xác của việc đo đạc bằng những dụng cụ đó sau khi đã tăng kích thước của chúng và chuyển sang thực hiện các quan trắc lâu dài và hệ thống. Chính các nhà thiên văn Arập đã sáng chế ra dụng cụ trắc địa - thiên văn vạn năng có tính cơ động, là đĩa trắc cao thiên văn (astrolabe). Chẳng bao lâu sau họ đã phát hiện sư không chuẩn xác của các bảng thiên văn của Ptôlêmê. Vì vậy họ đã dồn hết tâm sức vào việc soạn ra các bảng biểu mới về Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác và cả các danh mục sao. Những công trình này được gọi theo tên Arập là ditgia (zidja) đã được biên soạn với một số lượng lớn suốt thời kỳ tồn tại của nền thiên văn Arập. Khuynh hướng quan trắc như vậy của thiên văn học trung cổ ở vùng Cận Đông đã được duy trì cả trong các trung tâm khoa học mới xuất hiện ở Trung Đông.