Tài liệu: Acsimet đo đạc bầu trời

Tài liệu
Acsimet đo đạc bầu trời

Nội dung

ACSIMET ĐO ĐẠC BẦU TRỜI

 

Acsimet - người thành phố Xiracudơ (khoảng năm 287 - 212 trước Công nguyên) lại không được xếp vào hàng ngũ các nhà thiên văn học. Ông là nhà toán học nổi tiếng, người sáng lập ra ngành tĩnh lực học và thủy tĩnh học, nhà quang học, kỹ sư và là người sáng chế, ngay từ thời cổ Hy-La đã vang danh khắp nơi. Nhân tiện phải nói thêm việc ông phát biểu rằng, ông đã phát minh ra một cơ cấu cơ học cho phép ông dịch chuyển được Trái Đất lại không liên quan gì tới định luật đòn bẩy cả (vào thời Acsimet người ta đã biết đến đòn bẩy), mà liên quan đến nguyên lý chế tạo các cơ cấu truyền động lực. Chính nhờ có cơ cấu truyền động lực này mà Acsimet chỉ bằng sức một người có thể xê dịch cả một con tàu đã được kéo lên bờ.

Thời trẻ Acsimet theo học ở thành phố Alêcxanđria (Ai Cập ngày nay), thụ giáo nhà toán học Cônôn. Chắc chắn rằng ở đây ông đã quen biết với nhà bác học Arixtac đã có tuổi. Sau khi trở lại thành phố Xiracudơ, ông đã trở thành “kỹ sư trưởng về quân sự” của thành phố, như chúng ta vẫn nói bây giờ. Hệ thống phòng thủ và máy móc quân sự do ông chế tạo trong đó có cả “những tấm gương phun lửa” và “những cánh tay sắt” (những cánh tay máy đã nhấn chìm những con tàu chở quân La Mã) đã biến thành phố của ông thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Khi về già ông lại phải tham gia vào việc phòng thủ thành phố Xiracudơ khi thành này bị quân đội La Mã của trong Mac Macxen bao vây trong cuộc chiến tranhPuni lần thứ hai. Thành phố đã kiên cường cố thủ hơn một năm và chỉ bị đánh chiếm khi có nội phản. Trong thời gian quân giặc cướp bóc Xiracudơ, Acsimet đã bị một tên lính La Mã giết chết.

Quan điểm chung của ông về thế giới có thể biết được qua tác phẩm “Về các vật nổi” của ông Acsimet một mặt công nhận sự tồn tại của các nguyên tử, mặt khác lại ngã theo thuyết hấp dẫn của Arixtôt. Trong một công trình của mình Acsimet đã mô tả việc đo tiết diện ngang theo độ góc của Mặt Trời. Để làm việc này nhà bác học đã sử dụng một chiếc thước đặt ngang, trên đó có đặt một hình trụ. Thước được chỉnh hướng về phía Mặt Trời khi nó mọc là khi có thể nhìn thẳng được vào Mặt Trời. Đặt mắt dọc theo thước, Acsimet dịch chuyến khối trụ trên mặt thước và đánh dấu vị trí của nó khi nó gần như che khuất hết đĩa Mặt Trời và khi nó hoàn toàn che khuất Mặt Trời. Và thế là ông xác định được một khoảng chênh mà trị số đo được sẽ nằm trong khoảng này. Kết quả đo của Acsimet là 27’ và 32,5’ bao trùm trị số thực tế đường kính góc của Mặt Trời (32’).

Nhà sử học người La Mã Tit Livơ khi thuật lại trận chiến bao vây thành Xiracudơ đã gọi Acsimet là người quan sát bầu trời và các vì sao độc đáo nhất”. Có thể lời nhận xét này liên quan đến dụng cụ kỹ thuật nổi tiếng do Acsimet chế ra - quả cầu cơ khí mô tả bầu trời, vật này đã được đem về thành Rôma như là một chiến lợi phẩm. Khác với các quả cầu khác, quả cầu của Acsimet đã trình bày cho thấy không chỉ sự quay của bầu trời mà cả chuyển động của các thiên thể khác. Có thể dọc theo Hoàng đới trên quả cầu đó ông đã bố trí một loạt các ô cửa sổ nhỏ mà ở phía sau các ô đó có gắn mô hình các thiên thể, các mô hình này sẽ chuyển động nhờ các bánh răng chuyển động và các tua bin khí nhỏ.

Acsimet còn viết cuốn sách “bàn về cấu tạo của thiên cầu”. Rất tiếc cuốn sách này không còn đến thời chúng ta ngày nay. Trong cuốn sách có những tính toán mà nhà bác học đã tiến hành để tính khoảng cách trong Vũ Trụ giữa Trái Đất Mặt Trời và các hành tinh. Các

khoảng cách đó được đo bằng độ dài xtađi (một xtađi = 150 - 190 m). Các con số không khớp với nhau (từ tổng số các khoảng gián cách không thu được khoảng cách vì vậy chúng có vẻ bí ẩn. Nhưng sau đó không lâu người ta đã phát hiện ra rằng chúng có một ý nghĩa nào đấy nếu ta quy một vài con số trong đó vào hệ nhật tâm. Nhà bác học đã xác định một cách chính xác khoảng cách tương đối tới Mặt Trăng và kích thước quỹ đạo của sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa nếu như ta đặt chúng vào hệ nhật tâm. Vitơruvơ, một kiến trúc sư La Mã đã nhắc tới một hệ thống thế giới pha trộn (là hệ địa tâm nhưng lại cho sao Thủy và sao Kim quay xung quanh Mặt Trời) được mọi người biết đến. Hình như Acsimet là tác giả của hệ thống này. Việc xác định chính xác khoảng cách đến các hành tinh mà ông đã làm là phát kiến đầu tiên mà cũng là cuối cùng của thời cổ Hy-La. Hệ địa tâm sau này không cho phép có khả năng làm được việc đó.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/360-02-633324601090060693/Thien-van-hoc-co-Hy-Lap-va-La-Ma/Acsimet-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận