Tài liệu: Eratôxthen đo kích thước trái đất

Tài liệu
Eratôxthen đo kích thước trái đất

Nội dung

ERATÔXTHEN ĐO KÍCH THƯỚC TRÁI ĐẤT

 

Acsimet trao đổi thư từ với nhiều nhà bác học thành Alêcxanđria. Sau khi Cônôn, thầy của ông mất đi, ông gửi các công trình toán học của mình cho Eratôxthen, người lúc đó đang lãnh đạo trung tâm khoa học Muxêion (museion = đền khoa học nghệ thuật) ở thành phố Alêcxanđria. Eratôxthen, người thành Xiren (khoảng năm 276 - 194 trước Công nguyên) là một nhà bác học toàn diện: nhà toán học, ngữ văn học, địa lý học. Trong số các thành tựu khoa học quan trọng nhất của ông có việc đo chu vi Trái Đất.

Khi sống ở Ai Cập, nhà bác học đã biết rằng vùng Xiêna (nay là vùng Axuan) nằm ở chí tuyến Bắc. Kết luận này rút ra từ hiện tượng là vào giữa trưa ngày hạ chí Mặt Trời ở đó rọi xuống tận đáy giếng sâu có nghĩa là nó đứng ở thiên đỉnh. Nhờ một khí cụ đặc biệt mà ông gọi là “xcaphit”, ông đã xác định được cũng vào thời điểm đó ở Alêcxanđria, Mặt Trời lệch khỏi trục thẳng đứng là 1/50 đường tròn. Xiêna nằm ở trên cùng một kinh tuyến với Alêcxanđria, khoảng cách giữa hai thành phố lúc đó là khoảng 5.000 xtađi (các nhân viên đạc điền thời đó đo khoảng cách bằng bước đi). Biết độ dài của cung tròn và góc mà cung đó chắn Eratôxthen nhân khoảng cách từ Alêcxanđria đến Xiêna lên 50 lần và có được độ dài đường kính Trái Đất là 252.000 xtađi, chuyển sang đơn vị đo thời nay là 39.690 km. Nếu tính đến sự thô sơ của các dụng cụ đo đạc thời đó và độ thiếu tin cậy của các số liệu ban đầu thì sự trùng khớp tuyệt vời giữa kết quả tính toán của Eratôxthen và độ dài thực tế của chu vi Trái Đất (40.000 km) thì có thể coi đây là một thành tựu lớn.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/360-02-633324609506143108/Thien-van-hoc-co-Hy-Lap-va-La-Ma/Eratoxthe...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận