Ở BA LAN VÀ ITALIA
Nicôlai Côpecnic, theo tiếng Ba Lan là Micôlai (Mikolaj) Côpecnic sinh ngày 19 tháng hai năm 1473 ở Tôrun (Torun), một thành phố thương mại trên sông Vixla (Wisla). Cha của nhà thiên văn học tương lai, cũng tên là Nicôlai, là một thương gia giàu có còn mẹ ông, bà Bacbara, họ thời con gái là Váchenrôđe, là con gái của người đứng đầu toà án thành phố.
Nicôlai là con thứ tư và là con út trong gia đình. Khi ông mới lên 10 tuổi thì cha ông qua đời do lây nhiễm bệnh dịch hạch và người cậu của ông là Lucasơ Vachenrôđe (Lucas Waczen - rode) đã lãnh trách nhiệm chăm nom các cháu. Ông này được bầu làm giám mục Varơmia năm 1489.
Năm 1491 vị giám mục này đã gửi Nicôlai và anh trai của cậu là Angiây tớt trường Đại học Tổng hợp Cracôp. Họ đã học ở đấy 4 năm: ở đây Nicôlai rất say mê môn thiên văn học. Niềm say mê này được củng cố bởi các hiện tượng thiên văn thường xuyên xảy ra trong những năm học của ông: ba lần nhật thực, sự xuất hiện sao chổi vị trí giao hội của sao Mộc và sao Thổ. Thời ấy toàn châu Âu cũng xôn xao về cái tin Crixtôphơ Côlông đã phát hiện ra những miền đất mới ở bên kia đại dương.
Côpecnic quan sát nguyệt thực đêm 6-11-1500 ở thành phố Rôma.
Phố cổ nữ thánh Anna (ngay nay là phố cổ Côpecnic) ở thành phố Tôrun của Ba Lan. Tại đây, trong một ngôi nhà gạch nhỏ (nhà thứ 3 tính từ bên phải) Côpecnic đã ra đời.
Sau khi tốt nghiệp đại học ở Cracôp, hai anh em ông được ông cậu cho tiếp tục sang học ở Italia, để nhận bằng tiến sĩ giáo luật Itatia, thời đó là trung tâm của thời đại Phục hưng. Nicôlai và Angiây đã sống 7 năm ở ltalia. Thời gian đầu họ học ở Bôlônhơ. Tại đó Nicôlai đã thực hiện một loạt các cuộc quan trắc thiên văn. ở Italia anh đã làm quen với bản dịch tóm tắt mới xuất bản bằng tiếng La tinh cuốn “Almagest” của Ptôlêmê do Rêgiômôntan thực hiện.
Năm 1500 Nicôlai thăm thành phố Rôma và sau chuyến thăm quê, ông đã có hai năm nghiên cứu y học ở Trường Tổng hợp Pađua (Italia). Ở Italia ông đã học tiếng Hy Lạp cổ một cách dễ dàng. Sự hiểu biết tinh thông tiếng Hy Lạp cổ đã giúp Côpecnic đọc nguyên bản các tác phẩm của các nhà bác học cổ đại như Arixtôt, Platôn và chủ yếu là các tác phẩm của Ptôlêmê.