SỬ DỤNG CHUYỂN ĐỘNG SÓNG
Khi bạn ném một viên đá xuống mặt hồ đang lặng, từ chỗ viên đá rơi sẽ có các sóng nước lan truyền ra xung quanh. Nếu bạn chú ý một chút bạn sẽ thấy các phiến lá, mảnh giấy vụn chỉ dập dềnh lên xuống theo chiều thẳng đứng ở tại chỗ mà không hề dịch chuyển theo sóng nước. Chúng ta thử làm một thí nghiệm. Dùng tay rung theo chiều lên xuống một sợi dây có một đầu được giữ chặt, ví dụ vào một điểm trên tường (như hình vẽ) ta sẽ thấy sợi đây dao động theo chiều lên xuống và tạo thành một sóng lan truyền từ trái sang phải. Mỗi điểm trên sợi dây chỉ chuyển động lên hoặc xuống mà không hề di động sang phía phải. Hình thức dao động được hình thành như vừa mô tả được gọi là chuyển động sóng hay gọi tắt là sóng. Sóng nước, sóng dao động của sợi dây đều là những sóng. Trong giới tự nhiên có rất nhiều loại sóng mà mắt ta không nhìn thấy như sóng âm, sóng vô tuyến. . . Sóng chính là sự lan truyền của các dao động. Các sóng đều phát sinh từ một nguồn phát sóng. Lên đá rơi xuống nước là nguồn phát sinh ra sóng nước, radio phát ra ca nhạc thì loa của radio chính là nguồn âm thanh.
Phương hướng truyền sóng và phương hướng của chuyển động dao động nói chung không giống nhau. Như trên hình vẽ phương hướng chuyển động của các điểm trên sợi dây và phương hướng lan truyền dao động vuông góc với nhau, người ta gọi đó là các sóng ngang. Sóng nước, sóng ánh sáng sóng vô tuyến là các sóng ngang. Nếu như phương hướng của dao động lại cùng chiều với phương hướng lan truyền của sóng dao động người ta gọi đó là các sóng dọc. Sóng âm thanh là sóng dọc. Trên hình vẽ chỗ sóng lồi lên trên người ta gọi là đỉnh sóng, chỗ sóng lõm xuống dưới người ta gọi là hõm sóng. Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng hoặc hai hõm sóng gần nhau người ta gọi là độ dài sóng hay bước sóng. Bước sóng được ký hiệu bằng chữ ( là một chứ cái Hy Lạp đọc là lamda - ND). Số bước sóng mà sóng lan truyền trong 1 giây được gọi là tần số, người ta thường dùng f để ký hiệu tần số. Quãng đường mà sóng lan truyền trong một giây được gọi là tốc độ truyền sóng và bằng f. Các loại sóng khác nhau có tốc độ truyền sóng khác nhau nhiều và liên quan mật thiết với môi trường truyền sóng. Ví dụ sóng âm thanh lan truyền trong không khí với tốc độ 340m/giây nhưng ở trong thép lại lan truyền với tốc độ 5000ml/giây. Sóng ánh sáng lan truyền trong không khí đến tốc độ 3.108 m/giây. Vì vậy nếu dùng sóng vô tuyến để truyền tại chỗ một buổi hoà nhạc thì người nghe qua loa của máy thu thanh cũng không khác gì người nghe buổi hoà nhạc tạo ngay nơi diễn ra nhạc hội.