Sự biến đổi của thế giới sơ khai
Quá trình dẫn đến nền văn minh hiện tại đã diễn ra lặp đi lặp lại trong thế giới của con người sơ khai. Quá trình này bao hàm những cuộc khủng hoảng trong cái mà Redfield gọi là “qui luật đạo đức trong những nền van hóa.
Qui luật đạo đức
Qui luật đạo đức là điều dẫn đến và sinh ra ý thức trách nhiệm xã hội-ý thức của con người rằng bản thân là một bộ phận có ý nghĩa trong cộng đồng, nhân loại và trên phương diện cảm quan và xã hội, con người có những nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, hoặc sự hỗ trợ mà con người nhận được từ cộng đồng. Qui luật đạo đức bao gồm những nhận thức được chia sẻ giữa cá nhân và các mục đích của tập thể cũng như những ý nghĩa của chúng. Qui luật đạo đức biểu thị thành những khuôn mẫu trong quan hệ họ hàng, tình hàng xóm láng giềng, hội đoàn, các nhóm lao động, giải trí, nghệ thuật và tôn giáo, và những vai trò cộng đồng trong những bối cảnh xã hội, mà trong đó các vai trò được thực hiện đồng nghĩa với một ý thức “đúng đắn” và cũng là một sự ban thưởng. Rõ ràng, qui luật đạo đức có thể liên quan mật thiết với thế giới quan.
Qui luật đạo đức trong các xã hội sơ khai. Nền văn hóa của các xã hội thời kỳ tiền văn tự bị chi phối bởi những qui luật đạo đức ít có dân tộc sơ khai nào hoài nghi về giá trị của những hệ thống xã hội của họ.
Những qui luật đạo đức giúp họ, từ giai đoạn đầu tiên để hòa nhập vào nền văn hóa cho đến ngày nhắm mắt lìa đời Edward Sapir gọi hầu hết các nền văn hóa sơ khai là những nền văn hóa “hòa hợp và chân thật”.
Nền văn hóa chân thật không cần phải cao hay thấp; đơn thuần nó vốn đã hòa hợp, cân đối, tự thỏa đáng. Nó là sự biểu hiện của một thái độ phù hợp với cuộc sống, tuy vô cùng đa dạng nhưng vẫn phần nào đồng nhất với nhau, một thái độ cho thấy ý nghĩa của bất kỳ yếu tố nào của nền văn minh trong mối quan hệ với tất cả những yếu tố khác... Các hoạt động của cá nhân phải trực tiếp thỏa mãn những thôi thúc sáng tạo và cảm xúc của mình, phải là một cái gì đó cao hơn những phương tiện dùng để đạt đến cứu cánh... Một nền văn hóa không tự xây dựng từ những lợi ích và khát vọng chính yếu của con người trong nền văn hóa đó, nền văn hóa này vận hành từ những mục tiêu chung (của xã hội) đến (lợi ích của) từng cá nhân và một nền văn hóa hướng ngoại... Nền văn hóa chân thật là nền văn hóa hướng nội và vận hành từ (lợi ích của) từng cá nhân đến những mục đích (chung của xã hội).
Qua sự thích nghi chọn lọc, trong đó sự hòa nhập tượng trưng và những mối quan hệ cá nhân gần gũi phát triển một cách hữu hiệu, các nền văn hóa lâu đời luôn luôn sở hữu được những qui luật đạo đức hữu hiệu và chân thật (theo ý nghĩa của Sapir).
Chúng ta có thể dõi theo Redfield xa hơn trong việc tiêu biểu hóa các xã hội sơ khai, là những xã hội có vài đặc điểm chung sau: (1) cộng đồng thường rất nhỏ bé; (2) các quan hệ họ hàng và những ràng buộc gắn liền với cá nhân trải rộng khắp cộng đồng (điều kiện về vị thế của Maine); (3) những lợi ích kinh tế và xã hội đồng nhất với nhau, chưa có nhiều người chuyên môn (trong các nghề nghiệp); (4) thái độ và hành vi của con người bị chi phối bởi những điều giả định trong tôn giáo hoặc thần thoại, về bản chất của con người và của thế giới bên ngoài; (5) tính nghi kỵ đối với những người ngoài (những người không có quan hệ bà con, họ hàng) dẫn đến một tình trạng chiến tranh liên miên với những cộng đồng khác.
Ngày nay, chúng ta đã nhận thức rất tường tận là những đặc điểm này biểu lộ khác nhau trong những nền văn hóa sơ khai, nhưng chúng tiêu biểu cho tất cả những xã hội sơ khai, những xã hội đã được xây dựng và kết hợp với nhau bằng sự ràng buộc đạo đức.
Qui luật kỹ thuật
Phần bổ sung cho qui luật đạo đức trong phạm vi các nền văn hóa là điều mà Redfield gọi là qui luật kỹ thuật:
Dĩ nhiên, Sapir sử dụng các từ “chân thật”, và “giả dối” theo những ý nghĩa đặc biệt. Tất cả mọi nền văn hóa đều chân thật theo ý nghĩa mà chúng tồn tại.
Những ràng buộc nhằm phối hợp các hoạt động của con người trong loại qui luật kỹ thuật, không dựa trên những điều được cho là phù hợp với cuộc sống tốt đẹp; chúng không tiêu biểu cho một nền tảng tình cảm của con người; chúng bị ràng buộc với nhau và có thể tồn tại không cần biết đến những gì ràng buộc với nhau. Trật tự kỹ thuật là loại trật tự hình thành từ lợi ích hỗ tương, từ sự áp đặt có chủ đích, hoặc đơn thuần là từ sự lợi đụng có ý nghĩa tương tự. Trong hoại qui luật kỹ thuật này, con người bị ràng buộc bởi sự vật, hoặc chính họ cũng là những sự vật đó.
Nền văn minh và qui luật kỹ thuật. Sự trỗi dậy của các thành phố đã liên tục phá hủy các loại qui luật đạo đức của những người đổ xô vào đó sinh sống. Một thành phố hiếm khi là một sản phẩm được xây dựng và “chỉ phát triển” bởi quần thể dân cư địa phương. Ngay từ thời kỳ của truyền thống văn hóa đô thị Çatal Hüyük, mặc dù cũng dựa vào các sản phẩm lương thực của những vùng phụ cận, nhưng việc buôn bán trao đổi cũng là mạch máu nuôi sống thành phố. Tất cả các thành phố đều không hợp tác với những người xa lạ, và trong những giai đoạn khởi đầu cuộc sống thị thành, những quy luật đạo đức nhỏ bé và khác biệt mà trước đó những con người xa lạ phải tuân theo trong cuộc sống bộ lạc bị tan biến đi. Các nền văn minh thành thị mới được thiết lập dự trên loại quy luật kỹ thuật. Các quy tắc, những mệnh lệnh và chỉ dụ dựng lên những khuôn mẫu chính thức mà con người buộc phải tuân thủ. Những ràng buộc chính xác thuộc lãnh vực ma thuật hay tôn giáo mà con người bị thúc đẩy hay bắt buộc phải tuân theo. Các cuộc hành lễ tôn giáo và những lễ hội công cộng được tổ chức bởi các giáo sĩ hay những người cầm quyền, như biểu trưng cho những dấu hiệu hòa nhập nhằm thay thế những nghi lễ thời bộ lạc xưa cũ. Các chiến binh, cai tù và đao phủ giữ nhiệm vụ buộc những kẻ ngoan cố, cứng đầu cứng cổ phải tuân theo những hành vi mà bản thân họ cảm thấy phải chấp nhận một cách miễn cưỡng. Hầm ngục và nhà tù là những phát kiến của các nền văn minh đầu tiên.
Quy luật đạo đức được điều hành bởi một giai cấp ưu tú hoặc có chức năng, trong đó sự phê phán và hệ thống hóa đã được giới trí thức hoàn chỉnh để gia tăng một tầm cỡ mới mẻ cho đời sống trí tuệ của dân tộc. Ngày nay, quy luật đạo đức gắn liền và đồng hành với những chính sách đã được cân nhắc và có tính toán... Tóm lại, hiện tại tôn giáo, cũng là một phương thức thể hiện quyền công dân.
Nền văn minh, lối sống thành thị luôn luôn được biểu lộ bằng một hình thức ràng buộc xã hội nào đó. Khởi đầu, quy luật đạo đức của mỗi nền văn hóa thị thành được điều hành tương phản với quy luật đạo đức tự vận hành của các xã hội sơ khai. Đối với những nền văn minh lớn của thời quá khứ, những loại quy luật như vậy có thể tồn tại trong nhiều giai đoạn thời gian dài. Cuối cùng, chúng không còn hiệu lực khi những quyền lực gắn liền với chúng không còn ảnh hưởng.
Trong những quần thể dân cư thành thị thời đại xa xưa luôn tồn tại một tầng lớp vô sản (proletarii), trong xã hội La Mã, từ này có nghĩa là giai cấp thấp nhất của thành phố, những người bị coi là không có đóng góp gì cho chính quyền, ngoại trừ trẻ em. Một vài quần thể dân cư thành thị khác lại bị cầm tù trong một cái mớ hỗn độn phát sinh từ sự xung đột giữa các niềm tin, sự xung đột nhằm vô hiệu hóa ảnh hưởng của người khác. Sự cải cách của các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Phật giáo - từng tôn giáo đã cung cấp những nền tảng mới mẻ cho những quy luật đạo đức mới - dựa vào đó những nền văn minh mới đã ra đời.
Ngày xưa, cuộc cách mạng đô thị hóa đã cày nát thế giới bộ lạc cũ xưa thành một tình trạng vừa đáng sợ vừa khích lệ hơn. Như chúng ta đã biết, người Ai-Cập và người Aztec vừa xây dựng vừa lo sợ, người Hy-Lạp thì với niềm phấn khích. Nền văn minh thời đại Medieval được cấu thành đồng thời bởi một qui luật đạo đức phong kiến - Thiên chúa giáo và một hệ thống đạo đức kỹ nghệ - thiên chúa giáo và vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tận thế kỷ hai mươi.
Nền văn minh và tình trạng vô tổ chức hoặc vô đạo đức. Tình trạng vô đạo đức xảy ra khi sự biến đổi quá quyết liệt làm cho những qui luật đạo đức mất đi sự ràng buộc và tác động thúc đẩy, hoặc khi một vài bộ phận trong quần thể dân cư bị quên lãng và gạt bỏ ra bên lễ xã hội, không hài lòng với vị trí hiện tại và muốn thay đổi cấu trúc xã hội. Hậu quả của tình trạng vô tổ chức hoặc vô đạo đức được ghi nhận như sau
… cá nhân rút vào trong cái bản ngã của mình, hoài nghi và phản bác tất cả những ràng buộc xã hội... Tình trạng này đồng nghĩa với tình trạng tinh thần của một người bị bật hết tất cả gốc rễ đạo đức, người không còn bất kỳ tiêu chuẩn nào ngay cả những sự thôi thúc, không còn bất kỳ ý thức nào về sự tồn tại, về dân tộc, về nghĩa vụ.
Tình trạng vô đạo đức là căn bệnh của những nền văn minh đang giai đoạn hình thành hoặc đang tan rã hay của những xã hội sơ khai đã bị sụp đổ. Tính thờ ơ và sự vô đạo đức là đặc điểm của hầu hết các quần thể dân cư thổ dân châu Mỹ, khi làn sóng văn minh tràn đến, những quần thể dân cư vẫn chưa bị tuyệt chủng và bị cuốn hút ngay vào cuộc sống văn minh. Ngày nay, nhiệm vụ chủ yếu của ngành nhân chủng học ứng dụng là hỗ trợ các nhà hoạch định chiến lược của quốc gia và các cơ quan đặc trách phát triển quốc tế tìm kiếm những đường lối để xúc tiến sự hiện đại hóa, mà không gây ra sự phá hủy làm tê liệt những qui luật đạo đức hiện hành trước khi những qui luật hữu hiệu mới mẻ có thể thay thế những qui luật cũ. Điều này đòi hỏi, trước tiên, một nhận thức trung thực và đúng đắn về những qui luật đạo đức mà theo đó những dân tộc sắp được “hiện đại hóa” đang sống. Ngay cả trong những khu ổ chuột của thành phố, phương cách tiếp cận của ngành nhân chủng học cũng phải cung cấp được sự nhận thức không theo cái kiểu “cỡi ngựa xem hoa”. Công việc của Oscar Lewis ở Mexico City, San Juan, Puerto Rico, và New York là mẫu hình của những gì mà ngành nhân chủng học có thể trao tặng cho mục tiêu này.
Lewis viết:
Một trong những trở ngại chính cản trở việc tiến hành những bước tiến bộ nhanh chóng và có ý nghĩa trong cuộc chiến chống lại sự nghèo đói hiện nay, là cái hố sâu vĩ đại ngăn cách giữa những giá trị và lối sống của tầng lớp quá nghèo khổ với những giá trị và lối sống của gái cấp trung gian - các giáo sư, những nhà hoạt động xã hội, những người chuyên chăm lo sức khỏe cộng đồng, và một số người khác - những người mang trọng trách thực hiện các chương trình này. Chúng ta đã biết rất nhiều những con số thống kê và tình trạng kinh tế của những người nghèo, nhưng chúng ta chỉ mới bắt đầu tìm hiểu tâm lý và cuộc sống nội tâm của một số người quá nghèo khổ. Trong trường hợp những người Puerto Rico, nhiều người trong số họ đến từ những vùng nông thôn hoặc những khu ổ chuột thành phố, những trở ngại trong việc hiểu được họ càng lớn hơn vì cái rào cản ngôn ngữ và những dị biệt giữa các nền văn hóa. Và dù cho người Puerto Rico là một trong những cộng đồng được khảo sát và nghiên cứu kỹ nhất, đa số các cuộc nghiên cứu được tiến hành như là cuộc điều tra điển hình, cũng cho chúng ta biết không bao nhiêu điều về những chi tiết thầm kín trong cuộc sống của họ, cũng như những điều kiện hình thành nên tính cách của họ.