Tài liệu: Siêu đô thị hóa: giai đoạn kế tiếp

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nền văn minh ở Mỹ và Tây Âu đã và đang tiến đến con đường siêu đô thị hóa
Siêu đô thị hóa: giai đoạn kế tiếp

Nội dung

Siêu đô thị hóa: giai đoạn kế tiếp

Nền văn minh ở Mỹ và Tây Âu đã và đang tiến đến con đường siêu đô thị hóa. Kenneth E. Boulding đã gọi giai đoạn này là “hậu văn minh”, nhưng chính xác như ông nhấn mạnh, cái giai đoạn mà chúng ta đang bước vào chưa phải là sự tiếp nối nền văn hóa thành thị, mà chỉ là một lối sống được cách mạng hóa, trong đó không chỉ cách sống trong những xã hội đã biến mất với nền văn hóa cấp thấp riêng biệt của chúng, mà ngay cả bản thân các thành phố - tiêu chuẩn nhận dạng của sự văn minh - cũng không còn bất kỳ ý nghĩa nào. Theo thời gian, những kỷ nguyên văn hóa mới sẽ kế tục giai đoạn văn minh, nhưng về mặt chất lượng chúng sẽ vượt qua và ở trên tình trạng văn minh. Do vậy, những kỷ nguyên mới có thể được gọi một cách chính xác là giai đoạn siêu đô thị hóa.

Thế giới quan khoa học của nền văn minh phương Tây hiện đại đã dẫn đến một ngành công nghiệp khoa học, hữu hiệu hơn trong việc sản xuất lương thực và những phương tiện tiêu thụ hàng hóa ở một trật tự mới quy mô hơn. Trong các xã hội tiền văn minh, những người trưởng thành khỏe mạnh, thậm chí cả nhà vua, cũng phải tham gia vào việc sản xuất lương thực. Trong các nền văn minh đầu tiên, có lẽ khoảng hơn 10 hoặc tối đa là 20 phần trăm dân số có thể thoát ly việc sản xuất lương thực để phục vụ trong các vai trò khác như các nhà quản lý, các nghệ nhân, và các chiến binh. Ở Mỹ ngày nay, chưa đến 10 phần trăm dân số tham gia trực tiếp vào nến nông nghiệp. Trong vòng hai mươi lăm năm tới, tỉ lệ này sẽ là 3 phần trăm hoặc ít hơn nữa. Người làm nông sẽ biến mất, tuyệt chủng như loài chim cưu, lớp cư dân thành thị chẳng bao lâu cũng sẽ như vậy, cùng chung một số phận. Từ thuở xa xưa cho đến giữa thế kỷ hai mươi, các thành phố là những thực thể có những đặc tính tiêu biểu, trú ngụ trong đó là những con người thành thị, luôn ý thức được những sự đồng nhất trong tính cách của mình, chẳng hạn như người Paris, người Luân-Đôn, người New York. Ngày nay, thành phố chỉ là một trung tâm cư trú trong phạm vi một mẫu hình định cư to lớn và lộn xộn kéo dài hàng nhiều dặm từ khu ngoại ô này đến khu ngoại ô khác. Miền duyên hải ven Đại Tây Dương của Mỹ đã biến thành một vùng của các khu định cư, công xưởng, và phe hợp thương mại trải dài liên tục từ bang Washington D.C đến Portland và Maine. Vào giữa thể kỷ, những phức hợp thành thị mở rộng được gọi là các siêu đô thị. Tuy nhiên, không bao lâu nữa, môi trường sinh sống của các cư dân thành phố, ngay cả tại những đất nước tiến bộ nhất sẽ trở thành một “quái vật thành phố”. Môi trường của Tương lai đang biến thành tình trạng phi thành phố và phi quốc gia. Một cấp độ mới của sự tổ chức xã hội đang trong những giai đoạn đầu tiên hình thành. Nhiều định chế cũ xưa của nền văn minh đang trong quá trình sụp đổ.

Những xáo trộn dữ dội làm lung lay các thành phố của thế giới ngày nay không gì khác hơn, chỉ là những biểu lộ của sự bất mãn chủng tộc và sự phạm tội của giới trẻ. Chúng bùng nổ thành sự giận dữ vô chừng của những con người cảm thấy bị bỏ rơi và không an tâm về vị trí của mình trong một xã hội máy móc. Số lượng những người này sẽ tăng lên trong những thập niên sắp đến, và tương lai sẽ là những thời đại không yên tĩnh cho những thế hệ sắp đến, chỉ trừ phi nhân loại phát triển được một hệ thống xã hội mới và thậm chí còn chưa được tưởng tượng ra thích hợp với tình trạng siêu đô thị hóa, và cũng như một qui luật đạo đức khả thi để gìn giữ con người trong hòa bình và trong chính cộng đồng nhân loại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2620-02-633541316410751250/Ben-kia-nen-van-minh/Sieu-do-thi-hoa-giai...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận