SUKARNO, VỊ TỔNG THỐNG ĐẦU TIÊN CỦA INDONESIA
Sukarno (1901 - 1970) ra đời trong một gia đình quí tộc người bản địa ở Surabaya đông Java, 24 tuổi tốt nghiệp học viện công nghiệp Bandung. Thời học sinh, Sukarno đã tham gia những hoạt động dân chủ yêu nước, chống ách thống trị của thực dân Hà Lan. Tháng 7 năm 1927, tổ chức ra Liên minh dân tộc Indonesia (năm sau đổi thành ''đảng Dân tộc Inđonesia''). Về sau ông lại tham gia sáng lập Liên minh các chính đảng Indonesla, và được bầu làm chủ tịch. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan, ông bị bắt hai lần, bị đày đến đảo Flolet và Benkulu. Tháng 8 năm 1945 sau khi Nhật Bản thất bại đầu hàng, Indonesia tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà, Sukarno được bầu làm Tổng thống. Ít lâu sau, Hà Lan một lần nữa gây chiến tranh, mưu toan khôi phục ách thống trị thực dân. Tháng 12 năm 1948, Sukarno lại bị bắt và bị đuổi ra đảo Bangka. Dưới áp lực của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mạnh mẽ của nhân dân Indonesia và dư luận quốc tế lên án, chính phủ Hà Lan buộc phải công nhận Indonesia độc lập năm 1949. Tháng 12, Sukalno lại một lần nữa được bầu làm Tổng thống.
Trong thời gian chấp chính, Sukarno theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, chống sự can thiệp của đế quốc, đóng góp phần quan trọng cho việc triệu tập hội nghị Bandung năm 1955, thúc đẩy nhân dân Á Phi đoàn kết lại với nhau. Ông còn là một trong những người đề xướng ra phong trào không liên kết.
Sau thập kỷ 50, với sự thúc đẩy của thế lực cách mạng trong nước và tình hình quốc tế, Sukarno tỏ ý muốn thực hiện ''chủ nghĩa xã hội''. Năm 1965 tình hình chính trị của Indonsia biến động mạnh mẽ, năm 1967 ông bị bãi chức Tổng thống và bị giam lỏng, ngày 21 tháng 6 năm 1970 ông ốm chết ở Jakarta.