Tài liệu đọc thêm chọn lọc
1.Barnett, H.G: “Anthropology in Administration - Nhân chủng học và chính quyền”, ấn bản 1956. Giáo sư Barnett, trong hai năm 1951 và 1953 là nhà nhân chủng học trong bộ máy chính quyền Hoa Kỳ tại các lãnh thổ ủy trị tại các quần đảo Thái Bình Dương. Trong tác phẩm này ông đã thảo luận về đề tài như thế nào nhân chủng học đã được vận dụng theo cách tất nhất để giúp cho các nhóm bộ lạc thích hợp với thế giới hiện đại.
2. Boulding, K.E.: “The Meaning of the 20th century: The Great Transition – ý nghĩa của thế kỷ 20: Sự chuyển dịch vĩ đại”, ấn bản 1965. Một trong các triết gia xã hội học hiện đại giàu sức tương tượng nhất, nghiên cứu về những rào cản bao bọc chung quanh, ngăn không cho con người bước vào cái xã hội mới của những vận hội đã hé mở. Một cuốn sách ngắn gọn và đấy kích thích, nhìn xa hơn về tương lai nền văn minh với các nền văn hóa của thế kỷ đầu tiên trong thiên niên kỷ hai mươi.
3. Erasmus, C.J.: “Man Takes Control: Cultural Development and American Aid - Con người nắm quyền kiểm soát: Sự phát triển văn hóa và viện trợ của Hoa Kỳ”, ấn bản 1961. Một tác phẩm thảo luận công phu và giàu thông tin về những gì sản sinh (và cản trở) các động lực thúc đẩy trong các nền văn hóa, được minh họa bằng công trình nghiên cứu một chương trình phát triển trong khu vực xã hội nông dân ở miền Tây Bắc Mexico.
4. Mead, M. (biên tập): “Cultural Patterns and Technical Change – Các khuôn mẫu văn hóa và sự biến đổi kỹ thuật”, ấn bản 1955. Cuốn sách giáo khoa này được xuất bản với sự tài trợ của Liên Đoàn Sức Khỏe Tinh Thần Thế Giới và nhắm vào câu hỏi: “Liệu sự biến đổi về phương diện kỹ thuật có ảnh hưởng đến khuôn mẫu văn hóa, là những giá trị mà con người gìn giữ?”.
5. Redfield, R.: “The Primitive World and Its Transformations - Thế giới sơ khai và những biến đổi”, ấn bản 1953. Những cách lối sống trong các xã hội sơ khai, nông dân và thành thị đều được nhìn lại để đưa ra một cái nhìn tổng quan về chủ đề: sự đô thị hóa đã chuyển biến con người từ trạng thái sơ khai đến trạng thái văn minh như thế nào?
6. Thompson, L.: “Toward a Unified Science of Man - Tiến đến một ngành khoa học thống nhất về con người”, ấn bản 1961. Tiến sĩ Thompson chủ trương chú trọng đến ngành nhân chủng ứng dụng như là phương pháp chứng thực cho nền tảng của các lý thuyết nhân chủng học, cũng như cho những kỹ năng khoa học xã hội và từ đó, có thể tiên đoán được kết quả của những chương trình hành động khác nhau. Tác giả đã biến những vấn đề “khó nhai” có vẻ như dễ giải quyết hơn so với thực tế, tuy nhiên, cuốn sách cũng là một tiếng kèn thúc giục và kêu gọi những hành động khoa học hướng đến những mục tiêu xã hội.