TÊN GỌI VÀ KÝ HIỆU CÁC SAO
Trong Thiên Hà của chúng ta có hơn 100 tỉ ngôi sao. Mới chỉ có khoảng 0,004% số đó được đưa vào danh mục. Số còn lại là “vô danh” và có khi còn không được tính đếm.
Mỗi dân tộc đều có tên gọi đặt cho các sao sáng nhất. Nhiều tên gọi dùng phổ biến quốc tế hiện nay (ví dụ Alđebaran, Algol, Đeneb, Rigel) có nguồn gốc từ tiếng Arập. Hiện nay các nhà thiên văn đã biết đến 275 tên gọi lịch sử của các sao; chúng thường liên quan đến tên gọi chòm sao của chúng. Chẳng hạn tên sao Betelgeuse (trong chòm Thợ Săn) có nghĩa là “cái vai của người khổng lồ”, Đenebola (chòm Sư Tử) là “đuôi sư tử", v.v…
Cuối thế kỷ XVI , khi bước vào nghiên cứu chi tiết bầu trời, các nhà thiên văn đã gặp phải vấn đề cần có cách điểm danh sao. Thế là vào năm 1603 nhà thiên văn người Đức Iôhan Bayec đã công bố atlat có minh họa khá đẹp với tên gọi là “Uranometria” (Đo đạc bầu trời). trong đó có cả hình thần thoại đã dùng làm tên gọi cho các chòm sao. Lần đầu tiên các sao được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp theo thứ tự độ sáng giảm dần: (anpha) là ngôi sao sáng nhất chòm, (bêta) là ngôi sao sáng thứ nhì. . . Khi hết cả bộ chữ cái Hy Lạp, Bayec đã sử dụng bộ chữ Latinh. Ký hiệu đầy đủ của một ngôi sao gồm chữ cái nói trên và tên gọi chòm sao bằng tiếng Latinh ở cách sở hữu với nghĩa của” (hoặc được viết tắt theo quy định). Quy tắc đổi sang cách sở hữu cũng khá lằng nhằng: hậu tố a của từ đổi thành ae (Auriga Aurigae), riêng từ số nhiều Vela Velorum, hậu tố um, us đổi thành i; ium, ius thành ii (Aquarius Aquarii), hậu tố er thì thêm is (Crater Crateris), riêng Cancer Cancri; hậu tố es thành tis hoặc is (Aries Arietis; Bootes Bootis), riêng số nhiều es thành um hoặc ium (Pisces Piscium, Canes Venatici Canum Venaticorum); hậu tố os thành otis (Monoceros Monocerotis); hậu tố s thành tis (Volans Volantis, Sextans Sextantis); hậu tố on thì thêm tis (Chamaeleon Chamaeleontis), riêng Orion (không có hậu tố) Orionis; các từ tận cùng bằng o thì thêm nis (Draco Draconis, Leo Leonis), riêng từ Dorado Doradus; hậu tố is (Canis) vẫn giữ nguyên, nhưng Pyxis Pyxidis, hậu tố x cis (Crux Crucis), hậu tố ix icis (Phoenix Phoenicis), đuôi r thì thêm is (Pictor Pictoris; các tính từ Major Majoris; Minor Minoris), hậu tố ax acis (Fornax Fornacis). Như vậy, Sirius, ngôi sao sáng nhất chòm Gấu Lớn (Canis Major) sẽ được ký hiệu là Canis Majoris hoặc vắn tắt hơn: CMa, còn sao Algol, sáng thứ nhì chòm Dũng Sĩ (Perseus) sẽ có ký hiệu là Persei hoặc Per.
Tuy nhiên cũng có vài ngoại lệ dùng từ trước không theo thứ tự ánh sáng giảm dần (như ở chòm Thợ Săn, Song Tử,…). Ví dụ, sao sáng nhất chòm Gấu Lớn là (sao Alioth) chứ không phải là (sao Dubhe).
Giôn Phlamxtit, Nhà thiên văn Hoàng gia Anh đầu tiên đã nghiên cứu việc xác định tọa độ chính xác của các sao và đã đề ra một hệ thống ký hiệu khác không liên quan đến độ sáng. Trong mỗi chòm sao ông gán cho mỗi ngôi sao một con số theo thứ tự xích kinh tăng dần, tức là theo thứ tự cắt ngang trung thiên của chúng. Theo cách này thì sao Arcturus tức Bootis, được ký hiệu là 16 Bootis.
Còn có các ký hiệu riêng của từng danh mục sao. Ví dụ, sao Sirius có thể có các ký hiệu sau đây: Sirius = CMa=9 CMa=GC 8833=HD 48915=ADS 5423
Hai ký hiệu đầu là theo Bayec và Phlamxtit. Ký hiệu thứ ba theo tổng danh mục sao Boss (GC là ký hiệu của General Catalogue of Boss), còn ký hiệu thứ tư theo danh mục của Henry Đrâypơ (HD = Henry Draper); ký hiệu cuối cùng theo tổng danh mục sao đôi mới của Aitken (Aitken’s New General Catalogue of Double Stars), trong đó ADS = Aitken’s Double Stars là ký hiệu sao đôi của danh mục (Sirius là một sao đôi). Một số ngôi sao nổi bật mang tên các nhà thiên văn lần đầu tiên mô tả các tính chất đặc biệt của chúng. Ví dụ, sao Barnard kỷ niệm nhà thiên văn Mỹ Etuôt Emexơn Banơt (Barnard), còn sao Kapteyn kỷ niệm nhà thiên văn Hà Lan Yacôbut Coocneliut Captâynơ (Kapteyn).
Trên các bản đồ sao hiện đại thường ghi tên riêng cổ của các ngôi sao sáng và chữ cái Hy Lạp theo ký hiệu của Bayec (các chữ cái Latinh hiếm khi sử dụng); các sao còn lại được ký hiệu theo kiểu Phlamxtit.
Các sao biến quang thường được ký hiệu bằng chữ hoa Latinh từ R đến Z, sau đó bằng tổ hợp hai chữ cái từ RR, RS,. . . đến ZY, ZZ, sau đó tiếp tục bằng tổ hợp của hai chữ cái: chữ cái thứ nhất từ A đến Q với từng chữ cái thứ hai, tức là tổ hợp từ AA đến QZ (trong tất cả các tổ hợp, chữ J bị loại ra vì dễ lẫn với chữ I). Tất cả có 334 tổ hợp chữ cái như vậy. Nếu trong chòm sao nào đó số sao biến quang được phát hiện lớn hơn con số trên, thì bắt đầu từ sao thứ 335 trở đi chúng được ký hiệu bằng chữ V (từ tiếng Anh variable nghĩa là “biến quang”) và số thứ tự bắt đầu từ số 335, rồi điền thêm ký hiệu gồm 3 chữ cái chỉ tên chòm sao. Ví dụ, R Lyr, S Car, RT Per, V557 Sgr, v.v. . .