Tài liệu: Tại sao có một số dược phẩm hóa học phải đựng trong bình màu nâu?

Tài liệu
Tại sao có một số dược phẩm hóa học phải đựng trong bình màu nâu?

Nội dung

TẠI SAO CÓ MỘT SỔ DƯỢC PHẨM HÓA HỌC

PHẢI ĐỰNG TRONG BÌNH MÀU NÂU?

 

Ánh mặt trời chói chang tràn ngập trái đất, nó làm được biết bao nhiêu việc: khiến hàng nghìn hàng vạn tấn nước biến thành hơi nước, làm cho tuyết tan ra, làm cho không khí nóng bay lên, hình thành gió...

Ánh mặt trời cũng đang kích thích nhiều vật chất tiến hành phản ứng hóa học.

Dưới ánh sáng mặt trời, vải bạc màu (phản ứng oxy hóa), phim chụp ảnh đã cảm quang (phản ứng phân giải), nước trong lá xanh và CO2 biến thành đường glucoza (tác dụng quang hợp), lân trắng biến thành lân đỏ (phản ứng dị cấu)... Nhưng khi mặt trời xuống núi, màn đêm buông xuống, mọi phản ứng này đều không tiến hành nữa. Hiển nhiên, ánh sáng trong phản ứng hóa học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì quang là một loại năng lượng, nó có thể kích thích các phân tử, làm chúng phát sinh các phản ứng hoá học. Einstein đã từng nói rằng: ''Một tia sáng có thể kích thích một phân tử xảy ra phản ứng''.

Nhiều phản ứng hóa học đều không thể tách rời khỏi ánh sáng. Nhưng, ở một nơi khác, ánh sáng lại trở thành chuyện rắc rối, bởi vì nó sẽ làm cho nhiều vật chất xảy ra biến đổi hóa học. Chính lúc mọi người đang chụp ảnh cần có ánh sáng mặt trời, khi giữ phim thì lại ghét ánh sáng - dùng giấy đen, hộp để bọc kín cuộn phim lại, ''nhốt'' ánh sáng ở bên ngoài.

Trong phòng thí nghiệm có một số dược phẩm, chất hóa học bị đựng trong các bình màu nâu, màu xanh hoặc màu xanh da trời sẫm cũng chính là vì lý do đó. Như vậy nếu làm ánh sáng yếu đi hoặc có thể che được ánh sáng khiến cho các dược phẩm hóa học không dễ bị phân giải, biến chất; có thể giữ được những dược phẩm này trong thời gian dài.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633365310288409026/Hoa-hoc/Tai-sao-co-mot-so-duoc-pham-hoa-ho...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận