Tài liệu: Tại sao trong hệ mặt trời lại có nhiều tiểu hành tinh như vậy?

Tài liệu
Tại sao trong hệ mặt trời lại có nhiều tiểu hành tinh như vậy?

Nội dung

TẠI SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI LẠI CÓ

NHIỀU TIỂU HÀNH TINH NHƯ VẬY?

 

Trong hệ mặt trời có những gì? Một nhà thiên văn học đã từng trả lời một cách khéo léo rằng: ''Một bó nhỏ những hành tinh lớn và một bó lớn những tiểu hành tinh''. Câu nói này quả thực đã nắm được hạt nhân của vấn đề. Những hành tinh lớn trong hệ mặt trời đã được phát hiện chỉ có 9 chiếc, nhưng tới năm 1801 khi phát hiện ra tiểu hành tinh thứ nhất đến cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, những tiểu hành tinh đã được ghi vào sổ và đánh mã đã vượt quá con số 8000, vẫn còn nhiều tiểu hành tinh nữa vẫn còn đang chờ chứng thực.

''Những tiểu huynh đệ'' của các hành tinh lớn này rốt cục có tất cả là bao nhiêu? Theo thống kê, tổng số đang ở vào khoảng 500.000. Đa số trong đó đều vận hành giữa quỹ đạo của sao Hoả và sao Mộc, tập trung cách mặt trời 2,06~ 3,65 đơn vị thiên văn. Khu vực của hệ mặt trời này được gọi là “dải tiểu hành tinh”.

Tại sao giữa quỹ đạo của sao Hoả và sao Mộc lại tập trung nhiều tiểu hành tinh đến vậy?

Vấn đề này đặt ra trước mắt các nhà thiên văn học một hai trăm năm nay rồi, nhưng cho đến nay vẫn chưa cho định luật thừa nhận chung.

Quan điểm được nhắc đến là ''Thuyết vụ nổ lớn'', thuyết vụ nổ lớn cho rằng: Trong dải tiểu hành tinh vốn có một hành tinh lớn không giống với trái đất và sao Hoả, sau đó do một nguyên nhân mà giờ vẫn còn chưa rõ, hành tinh lớn này bị nổ, những mảnh vỡ nổ ra tạo thành các tiểu hành tinh ngày nay?

 Nhưng rốt cuộc thì nguồn năng lượng do vụ nổ gây ra lớn đến mức có thể làm cho cả hành tinh lớn nổ tan tành đến từ đâu? Những mảnh vỡ bị nổ và bay ra làm sao có thể vừa vặn tập trung trong dải tiểu hành tinh ngày nay?

Có người đã đưa ra một quan điểm cho rằng, lẽ ra khoảng không gian này có tồn tại vài tiểu hành tinh có đường kính đều đước mấy trăm nghìn mét. Trong quá trình vận động quanh mặt trời trong thời gian dài, chúng khó tránh khỏi phải tiếp cận nhau, xảy ra va chạm, thậm chí là và chạm nhiều lần, và thế là đã hình thành nên nhiều tiểu hành tinh có kích cỡ lớn nhỏ và hình dáng khác nhau ngày nay. Thuyết va đập cũng có chỗ không trọn vẹn. Nếu có mấy chục thiên thạch lớn như vậy vận hành giữa quỹ đạo của sao Hoả và sao Mộc thì cũng giống như có mấy con cá bơi trong Thái Bình Dương vậy, làm sao có nhiều cơ hội va đập như vậy chứ?

Trong mấy năm gần đây, thuyết tương đối thịnh hành gọi là ''Thuyết bán thành phẩm'', đại ý là: Trong thời kỳ đầu, khi những chòm sao nguyên thủy bắt đầu hình thành, các thiên thể trong hệ mặt trời do sự biến động của sao Mộc và do một số nhân tố chưa biết khác, đã khiến cho bên trong phần không gian này vốn không thể hình thành những hành tinh lớn, chỉ có thể trở thành ''bán thành phẩm ngày nay - các tiểu hành tinh.

Vấn đề các tiểu hành tinh mặc dù tạm thời còn chưa được giải quyết, nhưng thiên văn học đã nhận thức được rằng, việc nghiên cứu các tiểu hành tinh đối với việc làm rõ vấn đề nguồn gốc của hệ mặt trời thật quan trọng biết bao.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359220579531250/Vu-tru/Tai-sao-trong-he-mat-troi-lai-co-nhi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận