TẠI SAO CÓ MỘT SỐ THUỶ TINH GANG
HOÁ ĐỘT NHIÊN BỊ VỠ VỤN?
Có một loại cốc thuỷ tinh, ném nó xuống đất ẩm, chỉ nghe thấy những tiếng kêu “tang, tang” khô không khốc, mà không nghe thấy tiếng vỡ vụn. Bạn cầm chiếc cốc đó lên xem xét, chiếc cốc không hề bị sứt mẻ gì.
Loại cốc thuỷ tinh này không phải làm bằng loại thuỷ tinh thông thường, mà là cốc thuỷ tinh gang hoá! Cửa sổ thuỷ tinh trên các xe tô cũng chính được làm bằng loại thuỷ tinh này. Thuỷ tinh gang hoá không bị vỡ, là do nó bền chắc hơn các loại thuỷ tinh thông thường. Nếu trải phẳng một tấm thuỷ tinh gang hoá dày 6 - 7mm, từ độ cao khoảng 1m ném một quả bóng bằng sắt nặng 1kg xuống thì, tấm thuỷ tinh này cũng không bị vỡ.
Nhưng thuỷ tinh gang hoá một khi đã vỡ rồi, thì sẽ vỡ tinh những hạt tròn tròn nhỏ như hạt đậu vàng ''tan xương nát thịt'', mà không giống với những loại thủy tinh thông thường khi vỡ thường vỡ thành những mảnh nhỏ rất sắc và nhọn.
Tính chất của thuỷ tinh gang hoá thật là thú vị, chúng được chế tạo như thế nào nhỉ?
Trong thực tế, thủy tinh gang hoá là hoá thân của thuỷ tinh thường. Khi cắt thuỷ tinh thông thường thành những miếng to nhỏ một cách có quy cách, mài nhẵn các mép của những miếng thuỷ tinh này, sau đó cho chúng vào lò điện có nhiệt độ cao rồi tăng nhiệt độ. Tăng nhiệt cho tới khi mềm nhũn rồi sau đó lập tức cho thuỷ tinh nóng bỏng này vào một thiết bị thổi gió, thổi đều vào hai mặt của miếng thủy tinh, làm cho nó đột nhiên bị lạnh, thế là đã chế tạo được thủy tinh gang hóa rồi.
Những đồ vật rất nóng, đột nhiên bị làm lạnh, được gọi là tôi. Thuỷ tinh gang hoá còn được gọi là thuỷ tinh tôi, lý do chính là ở đây. Những thuỷ tinh gang hóa tốt là do bị làm lạnh thu nhỏ lại một cách rất đều và tinh vi, chất lượng rất tốt, không dễ bị vỡ vụn; nếu tôi không tốt, thuỷ tinh được làm lạnh không đều, bên trong thu nhỏ một cách không đồng đều, có chỗ thưa chỗ mau, thì sẽ có những tàn dư sót lại trong nội bộ ứng lực của tấm thuỷ tinh, và được gọi là nội ứng lực. Loại thuỷ tinh này trong điều kiện nhiệt độ thay đổi đột ngột, chịu tác dụng của ngoại lực, hay những chấn động mạnh, nội ứng lực trong trong thuỷ tinh sẽ bị mất cân bằng, và nó sẽ đột ngột bị vỡ vụn.
Có lúc, một tấm thuỷ tinh gang hoá chất lượng không tốt, đặt ở trên bàn, ''vô duyên vô cớ'' bị vỡ vụn. Thực ra chính là do nội ứng lực trong thuỷ tinh rất không cân bằng, khi chịu những chấn động mạnh của thế giới bên ngoài, đột nhiên ''phát lực'', làm cho thuỷ tinh bị ''vỡ vụn''.
Khi thuỷ tinh gang hoá bị vỡ vụn, thường là vỡ thành vài miếng lớn, sau vài phút, lại tiếp tục vỡ thành những mảnh nhỏ hơn, sau đó lại vỡ thành những hạt nhỏ hơn nữa. Hiện tượng kỳ lạ này, chính là do nội ứng lực trong thủy tinh gây ra.