Tài liệu: Tại sao khi bật đèn huỳnh quang, tắc te thường nhấp nháy một lúc?

Tài liệu
Tại sao khi bật đèn huỳnh quang, tắc te thường nhấp nháy một lúc?

Nội dung

TẠI SAO KHI BẬT ĐÈN HUỲNH QUANG TẮC TE

THƯỜNG NHẤP NHÁY MỘT LÚC?

 

Text Box:  Chỉ cần bật công tắc là đèn ngọn lập tức sáng ngay, còn khi bật đèn huỳnh quang bạn thường nhìn thấy tắc te sáng một lúc, tại sao lại như vậy.

Điều này phải xét từ nguyên lý phát sáng của đèn huỳnh quang. Bên trong ống đèn của đèn huỳnh quang có chứa một lượng nhỏ thuỷ ngân và khí Acgon, hai đầu của ống đèn có lắp các điện cực. Các hạt điện phát ra từ cực âm sẽ va đập vào các phân tử khí Acgon bên trong ống và có thể tạo ra nhiều các hạt điện hơn. Nhưng hạt điện này sẽ kích thích thuỷ ngân bay hơi và phóng ra điện, rồi bức xạ ra tia tử ngoại không thể nhìn thấy được. Khi tia tử ngoại chiếu vào các chất huỳnh quang được quét ở vách bên trong ống đèn sẽ phát ra ánh sáng có thể nhìn thấy. Nhưng muốn cho cực âm phát xạ ra các hạt điện, đồng thời làm cho các hạt điện phát ra có đủ năng lượng để va đập vào các phân tử khí Acgon và tạo ra nhiều hạt điện hơn thì cần phải thêm một điện áp khởi động cao hơn nhiều so với điện áp 220V, điện áp khởi động này chính do sự phối hợp mật thiết giữa tắc te và chấn lưu tạo ra. Sau khi đèn huỳnh quang đã thông nguồn điện, bên trong ống đèn không xảy ra hiện tượng phóng điện mà ngược lại giữa hai miếng kim loại trong ống đèn ngon lại xảy ra hiện tượng phóng điện phát sáng và phát ra ánh sáng màu đỏ. Nhiệt lượng sinh ra do phóng điện phát sáng làm cho nhiệt độ hai miếng kim loại trọng tắc te tăng cao, vì thế mà độ cong của miếng tiếp xúc động có sự biến đổi, khi nó chạm vào miếng tiếp xúc tĩnh hiện tượng phóng điện phát sáng sẽ dừng lại, tắc te vì thế cũng không sáng nữa.

Do phóng điện phát sáng ngừng lại nên miếng tiếp xúc động lạnh dần, rồi khôi phục lại hình dạng ban đầu. Khi nó rời xa miếng tiếp xúc tĩnh, mạch điện được mở ra dòng điện bị cắt. Trong khoảng dòng điện bị cắt, trên chấn lưu sẽ cảm ứng ra điện áp rất cao, có thể đạt tới 1000V. Điện áp nguồn điện liên tục cùng tăng lên ở điện cực của hai đầu ống đèn và làm cho đèn huỳnh quang phát sáng.  

Nếu thông qua quá trình trên mà không thể làm cho đèn huỳnh quang phát sáng một lần, vậy thì ống Acgon trong máy phát sáng sẽ sáng lên rồi lại tắt, tắt rồi lại sáng. Cứ lặp lại như vậy nhiều lần, chúng ta sẽ nhìn thấy tắc te nhấp nháy liên tục cho đến khi đèn sáng thì thôi. Sau khi đèn sáng, dòng điện sẽ tăng rất nhanh, chấn lưu sẽ được dùng để hạn chế dòng điện ở mức độ nhất định. Đồng thời, thuỷ ngân trong ống đèn sẽ bốc hơi, điện trở giữa hai đầu điện cực giảm mạnh, vì thế điện áp ở hai đầu cũng giảm thế là tắc te gắn liền với nó sẽ không xảy rạ hiện tượng phóng điện phát sáng nữa và cũng không sáng nữa.

Nếu điện áp cung cấp điện thấp hoặc vào những ngày mùa đông lạnh giá, đèn huỳnh quang phát sáng khó hơn một chút, tắc te sẽ nhấp nháy nhiều hơn. Nếu điện áp quá thấp hoặc ống đèn đã quá cũ thì không thể làm đèn sáng được.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633362675125257500/Vat-ly/Tai-sao-khi-bat-den-huynh-quang-tac...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận