Tài liệu: Tại sao nói cuộc sống trong một tập thể rất có lợi cho sự trưởng thành của mỗi cá nhân?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể các bạn gái sẽ có rất nhiều thay đổi. Bạn sẽ nhận ra rằng, mình đang có một số điểm khác biệt với các bạn cùng trang lứa khác
Tại sao nói cuộc sống trong một tập thể rất có lợi cho sự trưởng thành của mỗi cá nhân?

Nội dung

Tại sao nói cuộc sống trong một tập thể
rất có lợi cho sự trưởng thành của mỗi cá nhân?

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể các bạn gái sẽ có rất nhiều thay đổi. Bạn sẽ nhận ra rằng, mình đang có một số điểm khác biệt với các bạn cùng trang lứa khác: Vừa không còn là một đứa trẻ nhưng cũng chưa hoàn toàn giống một người lớn thực thụ. Cảm giác không xác định được về ngoại hình của mình rất dễ khiến bạn nảy sinh sự hoài nghi về chính mình. Trên thực tế, rất nhiều bạn gái ở lứa tuổi của bạn cũng đã từng trải qua cảm giác đó. Vì vậy, việc sẻ chia, tâm sự với các bạn gái cùng trang lứa trong giai đoạn này có thể được coi như một sự an ủi, vỗ về cho tâm trạng bất an của các bạn. Các bạn thường không thích việc cả ngày chỉ quanh quẩn trong nhà với cha mẹ, với những công việc đơn điệu, nhàm chán. Biểu hiện này của các bạn sẽ ít nhiều khiến cha mẹ cảm thấy hơi hụt hẫng. Bạn có trải qua cảm giác như vậy hay không?

Ngoài ra, vì nhận thức đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh nên các bạn sẽ bắt đầu có cái nhìn phê phán với tất cả những sự vật đang xảy ra xung quanh. Bạn nghi ngờ những tiêu chuẩn giá trị của người lớn, các quy phạm xã hội và thậm chí là cả sự dạy bảo bao lâu nay của cha mẹ mình. Các bạn đừng nên coi nhẹ những biểu hiện này. Những biểu hiện này sẽ góp phần giúp một người đang trưởng thành dần hình thành và hoàn thiện những quan điểm giá trị của riêng mình. Vì vậy, những biểu hiện kiểu “phản kháng” như vậy trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, những người đang ngày ngày ở xung quanh bạn, bao gồm cả cha mẹ và thầy cô giáo lại dường như không thể hiểu được ý nghĩa tích cực của những nghi ngờ đó của bạn. Họ thường xuyên phê bình, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nghi ngờ đó, khiến bạn đôi khi còn hoài nghi chính bản thân mình. Trong độ tuổi này của bạn, rất nhiều người khi phê bình người khác nhưng thực lòng họ lại không hoàn toàn nghĩ đúng như vậy. Họ cần có một người bàn luận với mình về những suy nghĩ quan điểm đó với thái độ không đánh giá, không phê bình. Trong quá trình thảo luận, cả hai bên sẽ cùng kiểm tra và sửa chữa được những suy nghĩ của mình. Giá trị quan của mỗi người cũng được hình thành theo cách như vậy. Nếu thảo luận với bạn bè về những nghi ngờ của mình đối với thế giới xung quanh, rất có thể bạn sẽ ít bị phê bình hơn. Cho dù quan điểm của những người bạn kia có những điểm khác biệt so với bạn, nhưng vì sự tương đồng trong hoàn cảnh, độ tuổi, chắc chắn những người bạn đó sẽ hiểu và thông cảm được với bạn. Vì vậy, khi nói chuyện, trình bày thẳng thắn quan điểm của mình với những người bạn cùng trang lứa, bạn cũng sẽ giảm đi cảm giác sợ bị phê bình, cười nhạo.

Với một bạn gái ở độ tuổi dậy thì, việc chia sẻ quan điểm, cảm xúc với bạn bè chính là sự động viên rất lớn, là nơi để học hỏi, trải nghiệm những thử thách mới, là lúc để khẳng định cái tôi độc lập của mình và cũng là thời điểm để xây dựng những mối quan hệ mới. Đây cũng chính là nền tảng, là cơ sở giúp bạn xây dựng được những mối quan hệ đặc biệt với nhiều người khác trong cuộc sống sau này.

Đa số những bạn gái mới lớn đều cần được người khác thừa nhận và khẳng định. Họ cũng rất cần có được những tình bạn đẹp để luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Họ mong muốn được ngồi hàn huyên mọi chuyện trên đời với những người bạn tâm đầu ý hợp. Với một số người trẻ tuổi, những “nhóm bạn” như vậy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Ở các nhóm bạn đó, họ có cảm giác mình thuộc về một tập thể, luôn được ủng hộ, giúp đỡ, giải tỏa được khỏi những hồ nghi, những khúc mắc của quá trình trưởng thành. Rất nhiều bạn gái trẻ chọn cách tham gia vào nhiều “nhóm”, “hội” khác nhau ở cả trong và ngoài nhà trường, và xây dựng cho mình những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp trong các nhóm, hội đó. Đối với những bạn này, việc trở thành thành viên của một nhóm, hội như vậy, dù là ở trong nhà trường hay ngoài xã hội cũng luôn là điều vô cùng quan trọng.

Nhưng, cũng có một số bạn lại không thích tham gia vào bất kỳ một “nhóm” hay “hội” nào cả. Họ thích tách biệt với “cá tính riêng”, độc đáo của mình. Nhưng nếu không tìm được cho mình một người bạn thì liệu bạn có thể làm được những việc gì? Không tồn tại trong một “cộng đồng chung” thì “cá tính riêng” của bạn sẽ được biểu đạt như thế nào? Lẽ nào bạn sẽ ngồi trong nhà cả ngày và luôn miệng nói rằng: “Tôi, chính tôi là một người rất có cá tính!”?

Rất nhiều bạn gái ở độ tuổi dậy thì đều cho rằng, nếu tham gia một nhóm hay hội nào đó thì mọi chuyện sẽ thú vị hơn rất nhiều. Sẽ có một số việc mà bạn không muốn phải thực hiện một mình, ví dụ đi xem phim, đi dự dạ hội,... Nếu có bạn để đi cùng trong những dịp như vậy thì chắc chắn sẽ vui hơn rất nhiều. Ngoài ra, cũng có một số việc mà bạn rất ngại phải thực hiện nếu chỉ có một mình, nhưng nếu có thêm bạn bè cùng làm thì mọi chuyện lại trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn nhiều.

Trên thực tế, nếu tất cả những người bạn xung quanh đều sở hữu một thứ đồ trang sức hay một món đồ chơi gì đó, mà bạn lại không có, chắc chắn khi đó bạn sẽ cảm thấy rất lạc lõng, hụt hẫng.

Cuộc sống tập thể rất có lợi cho sự trưởng thành của mỗi thành viên trong tập thể đó.

Rất nhiều người mong muốn được trở thành thành viên của một nhóm, hội gì đó, nhưng nếu bạn lại chỉ luôn ẩn mình trong nhóm, hội đó thì rất dễ dẫn đến những chuyện không hay.

Một số bạn vì tham gia vào nhiều nhóm, hội khác nhau ở trong cũng như ngoài trường học nên đã nhận được nhiều lời nhận xét khác nhau: “Bạn là một người hòa đồng, giỏi giao tiếp”, “Bạn có tính hướng nội”, “bạn rất hay xấu hổ”, “đó là một học sinh tốt”,... Hẳn không ai trong chúng ta muốn mình được gắn thêm những “cái mác” phân loại đơn giản như vậy, vì rất nhiều cái mác mang theo những hàm nghĩa xấu. Đôi khi mọi người còn suy luận, liên tưởng không hay từ những biệt danh như vậy. Ví dụ: Nếu thầy giáo gọi bạn là “học sinh hư” thì rất có thể thầy sẽ nghĩ rằng tất cả mọi lỗi lầm trong tập thể lớp đều do chính bạn gây ra.

Trên thực tế, mỗi người chúng ta là một cá thể hoàn toàn khác biệt và độc lập. Cho dù các bạn có tham gia chung vào một nhóm, hội nào đó và làm những công việc giống nhau, thì các bạn vẫn luôn là những người khác nhau.

Ngoài ra, áp lực đối với những người ở trong cùng một nhóm cũng luôn là một vấn đề quan trọng. Vấn đề này ảnh hưởng đến tất cả mọi người thuộc mọi độ tuổi trong một nhóm. Đôi khi, nếu áp lực tập thể trong một nhóm nhỏ nào đó quá lớn thì trong nhóm đó sẽ hình thành nên “mối quan hệ đóng” theo kiểu truyền thống, luôn loại trừ, bài xích những thành viên mới muốn gia nhập. Điều này cũng gây áp lực rất lớn cho chính các thành viên trong nhóm. Ví dụ: Nếu quan điểm của bạn về một bộ phim nào đó khác với quan điểm của các thành viên còn lại thì khi phát biểu những suy nghĩ của mình, rất có thể bạn sẽ bị những người còn lại công kích, phản đối. Chắc hẳn không ai trong chúng ta lại thích một không khí nhóm “đoàn kết” như vậy.

Ngoài ra, nếu bạn đã là thành viên của một nhóm nào đó và đang muốn gia nhập vào một nhóm khác nữa, thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với áp lực từ các thành viên trong nhóm cũ. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang. Thực ra, tất cả những gì các bạn khác của bạn đang làm có thể mang lại cho bạn dũng khí thử nghiệm nhưng cũng đồng thời mang lại một sự hạn chế nhất định.

Đa số chúng ta đều hy vọng được tiếp nhận bởi một nhóm, hội có những tính chất đặc biệt nào đó. Chính hy vọng này đã thôi thúc rất nhiều người làm những việc mà họ không hề muốn. Ví dụ: Nhóm của bạn gồm toàn những người thích cười nhạo cách ăn mặc của người khác, thích bình phẩm về người khác ở phía sau lưng họ, thích bàn luận về mối quan hệ của mọi người,... Hoặc họ thích bạn phải uống rượu, chơi bóng chuyền như họ, nhưng bạn lại không thích phải làm những việc đó. Trong tình huống này, bạn thật sự không biết mình phải làm gì. Nếu không làm như ý họ, rất có thể bạn sẽ bị họ gạt ra khỏi nhóm, còn nếu làm theo ý họ thì bạn lại chẳng thấy thoải mái chút nào cả, cảm giác như mình đã phản bội lại chính mình vậy.

Cũng có những người sau khi đã gia nhập vào một nhóm nào đó lại luôn coi thường, không để ý đến những người khác nữa mà thường xuyên “nói xấu sau lưng” người đó. Đây cũng có thể là cách để họ khẳng định chính mình. Khi làm như vậy, họ có cảm giác rõ rằng mình đang thuộc về một tập thể. Vì không đủ tự tin nên họ cũng luôn không chú ý đến những cảm nhận của người khác.

Khi đã gắn bó quá mật thiết với một tập thể, nhóm hay hội nào đó, bạn sẽ để lỡ mất rất nhiều cơ hội để phát hiện chính mình. Vì vậy, bạn cần thường xuyên tạo khoảng cách nhất định giữa mình và tập thể, thì mới có thể hiểu được về bản thân khi là một cá thể độc lập, để cân bằng những nhu cầu của cá nhân với nhu cầu của cả tập thể.

Nhưng nếu bạn chỉ coi học tập là nhiệm vụ duy nhất mỗi khi đến lớp thì bạn đã phạm một sai lầm lớn. Trong thời đại sự cạnh tranh giữa người với người đang ngày càng trở nên khốc liệt như hiện nay, nếu chỉ có những kiến thức lý luận, bạn sẽ không thể thể hiện được bản thân mình một cách đầy đủ và thoải mái trong xã hội? Ngoài những nội dung trong các cuốn sách, bạn còn có biết bao điều cần phải học. Ví dụ: Nghệ thuật giao tiếp giữa người với người, phải chinh phục những người khác như thế nào, làm thế nào để mình trở nên nổi bật, nên phối hợp với mọi người để được họ ủng hộ, giúp đỡ như thế nào,... Bạn chỉ có thể học được những kiến thức, kỹ năng này khi tự nguyện tham gia vào một tập thể, nhóm hay hội nào đó.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn xa rời tập thể

Bạn có thể đẩy mình xa rời khỏi tập thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: tính nhút nhát, hay xấu hổ, sự khác biệt cá tính, quá tự ti hay cảm thấy tình cảm không thật sự bền chặt, gắn bó,... Nhưng cho dù là lý do nào thì bạn cũng cần tìm cách để thay đổi bản thân mình, giúp mình tìm được một vị trí thích hợp nhất trong tập thể đó.

Vì vậy, bạn hãy thay đổi những quan niệm sai lầm. Có thể bạn cho rằng sự lạnh lùng, xa rời tập thể mới là cách để khẳng định mình, nhưng, liệu bạn đã từng nghĩ rằng, một người không thích giúp đỡ người khác, không tự nguyện hành động vì tập thể thì sẽ không bao giờ nhận được sự hoan nghênh của người khác hay không? Hoặc ví như, bạn cho rằng những người khác đều không thích mình thì tốt nhất là mình nên rời xa họ, nhưng nếu suy nghĩ như vậy thì bạn lại một lần nữa phạm sai lầm. Muốn mọi người yêu mến, tiếp nhận mình thì trước hết bạn cần cố gắng thể hiện bản thân trong tất cả mọi hoạt động có liên quan đến tập thể. Tất cả chúng ta đều cần có phương châm hành động đúng như vậy.

Phải tìm thấy niềm vui trong cuộc sống tập thể

Bạn đừng nên cho rằng phải làm một việc gì đó cho tập thể là một gánh nặng, là trách nhiệm, mà hãy cố gắng để tìm được một cảm giác khác trong công việc đó. Hãy thử suy nghĩ một chút: Bỏ chút nỗ lực ra vì công việc tập thể, không những bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, được mọi người hoan nghênh mà còn có được cảm giác tự hào vì mình đã thành công và sẽ ngày càng tự tin hơn. Chỉ là một nỗ lực nho nhỏ nhưng những thành quả mà chúng ta đạt được thì lại thật lớn lao! Đó chẳng phải là một niềm vui không dễ gì tìm kiếm, thay thế được hay sao?

Không được từ bỏ một cách dễ dàng

Khi mới bắt đầu gia nhập vào một tập thể nào đó, có thể những người khác sẽ chưa tiếp nhận bạn hoặc thậm chí hoàn toàn chống đối lại bạn. Nhưng chỉ cần bạn có lòng tin và nghị lực cộng với sự kiên trì bền bỉ thì chắc chắn thành ý của bạn sẽ được tiếp nhận và bạn sẽ trở thành một thành viên thật sự của tập thể đó. Không những dần dần tiếp nhận bạn, các thành viên khác trong tập thể còn thấu hiểu và ủng hộ, giúp đỡ cho bạn trong những lúc cần thiết. Hãy nhớ rằng: Nếu bỏ cuộc giữa chừng thì bạn sẽ không thể thành công trong bất kỳ một việc gì cả?




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4190-02-633705434238890402/Mot-so-le-nghi-thuong-dung-khi-ket-ban/Ta...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận