Tài liệu: Tại sao tâm của các vành đều nằm trong cùng một mặt phẳng?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đó là từ cơ học thiên thể. Trong một đám mây có các hạt đang quay, sẽ cân bằng giữa lực hút (vào tâm) và lực ly tâm (ra ngoài) tạo ra một lực hướng về mặt phẳng xích đạo.
Tại sao tâm của các vành đều nằm trong cùng một mặt phẳng?

Nội dung

Tại sao tâm của các vành đều nằm trong cùng một mặt phẳng?

Đó là từ cơ học thiên thể. Trong một đám mây có các hạt đang quay, sẽ cân bằng giữa lực hút (vào tâm) và lực ly tâm (ra ngoài) tạo ra một lực hướng về mặt phẳng xích đạo. Các hạt không va chạm nhau mà dao động ở hai bên mặt phẳng này, vì sự va chạm làm hao năng lượng. Đám mây bẹt dần trong mặt phẳng xích đạo, nơi duy nhất có sự cân bằng ổn định.

Ngoài tính chất đồng phẳng, các vành tạo nên cấu trúc mỏng nhất của Vũ trụ. Độ dày của chúng ít khi vượt quá 10 m đối với một đường kính là 300.000 km. Nếu so sánh, nó còn mỏng hơn nhiều so với một lưỡi dao cạo râu! Các nhà vật lý giải thích đặc điểm này bằng cách nêu lên tuổi già của hệ thống. Các khối đá va chạm nhau trung bình ở từng vòng nên lửa nào cũng bị mất năng lượng. Và điều này vẫn thế, dù người ta có xét đến giả thuyết các vành là trẻ, chỉ mới được hình thành cách đây 10 triệu năm. Trên thực tế, khi ấy các hạt đã đi qua khoảng 10 tỷ quỹ đạo. Như thế là nhiều. Nếu so sánh thì Thiên hà, dù đã có tuổi 13 tỷ năm, vẫn còn là trẻ theo nghĩa động học, vì các ngôi sao tạo nên nó mới thực hiện được khoảng 50 lần/vòng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1922-02-633464543617031250/Sao-Tho/Tai-sao-tam-cua-cac-vanh-deu-nam-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận