Titan có thật sự là miền đất đóng băng không?
Ít nhiều như vậy. Cùng với Triton, mặt trăng chính của Sao Hải vương, Titan là vệ tinh duy nhất của hệ mặt trời có khí quyển giàu nitơ giống như Trái đất. Các phản ứng hóa học với hydro và cacbon của metan phải giống với những gì đã xảy ra trên Trái đất cách đây 4 tỷ năm. Các phân tử metan bị bức xạ mặt trời làm vỡ và các nguyên tử tái hợp với nhau dưới dạng những phân tử phức tạp. Cũng giống như trên Trái đất nguyên thủy, trừ nhiệt độ là: -1790C. Nhưng đây là một quá trình chậm hơn nhiều diễn ra ở đó. Trước khi con tàu châu Âu, Huygens, hạ xuống khí quyển của Titan ngày 14 tháng 1 năm 2005, người ta đã phát hiện ra nhiều phân tử hữu cơ phức tạp, như axit xyaniđric (HCN) hoặc axetylen, là những thành phần của hóa học tiền sinh.
Ngược lại với Trái đất, áp suất và nhiệt độ đo được ở mặt đất không cho phép có nước ở dạng lỏng, nhưng phù hợp với ba trạng thái (rắn, lỏng và khí) của metan. Khí này, dễ bị bức xạ mặt trời phân ly, hẳn được tạo ra thường xuyên. Nhưng nguồn của nó là gì? Cũng không phải là sự bay hơi của hồ hoặc biển. Những dữ liệu được gửi về từ con tàu Huygens khi nó hạ cánh và từ Cassini khi nó bay gần không chỉ ra những vùng lớn có metan lỏng.
Trái lại, các nhà hành tinh học đã quan sát một cấu tạo dạng vòm có đường kính 30 km, có thể là một núi lửa băng, một loại “núi lửa lạnh”. Vì nhiệt độ rất thấp dưới đất, dung nham chảy ra và tạo thành gò núi lửa, có thể là một hỗn hợp metan, amoniac và nước đá kết hợp với băng hydrocacbua, bị đông lại rồi bay hơi. Một khả năng cuối cùng là sự bay hơi liên tục của me tan, được trộn lẫn với nước đá dưới đất, tạo thành một loại cát băng ướt.