Tài liệu: Tại sao người ta nói thời gian hòa lẫn với không gian?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong thuyết tương đối hẹp, mỗi sự kiện tạo ra số lượng mô tả bằng số hệ quy chiếu khác nhau.
Tại sao người ta nói thời gian hòa lẫn với không gian?

Nội dung

Tại sao người ta nói thời gian hòa lẫn với không gian?

Trong thuyết tương đối hẹp, mỗi sự kiện tạo ra số lượng mô tả bằng số hệ quy chiếu khác nhau. Cũng may là có thể xây dựng quan hệ giữa các quan điểm khác nhau: phép biến đổi Lorentz[1], bốn hệ thức toán học, cho phép biết được ở vị trí nào và giờ nào một sự kiện đã diễn ra trong một hệ quy chiếu khi người ta biết vị trí và giờ mà nó đã diễn ra trong một hệ quy chiếu khác.

Trong cơ học cổ điển, số đo thời gian là tuyệt đối. Một hành khách ngồi trong xe lửa mở tờ báo ra rồi gập lại sau đó một lúc, khoảng thời gian giữa hai việc này đo được là một phút, và O là khoảng không gian. Một người quan sát trên sân ga cũng có thể tính khoảng thời gian giữa hai sự việc như thế là một phút, nhưng khoảng không gian lại là 1 km. Thời gian là tuyệt đối còn sự chênh lệch không gian thì không.

Nhưng phép biến đổi Lorentz cho chúng ta biết rằng giờ phụ thuộc vào địa điểm và địa điểm phụ thuộc vào giờ. Thời gian hòa lẫn với không gian. Thời gian đọc báo và khoảng cách từ địa điểm bắt đầu đọc đến địa điểm thôi đọc đều phụ thuộc vào người quan sát. Tuy nhiên, một tổ hợp nào đó của hai đại lượng này là giống nhau đối với tất cả những người quan sát: đó là khoảng không-thời gian[2] tuyệt đối. Không gian và thời gian là khác nhau đối với mọi người, nhưng không-thời gian là như nhau.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1933-02-633465270911250000/Thuyet-tuong-doi-hep/Tai-sao-nguoi-ta-noi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận