Tài liệu: Tại sao trên quả trứng muối lại có thể có hoa tùng?

Tài liệu
Tại sao trên quả trứng muối lại có thể có hoa tùng?

Nội dung

TẠI SAO TRÊN QUẢ TRỨNG MUỐI LẠI CÓ THỂ CÓ HOA TÙNG?

 

Trứng hoa tùng hay gọi là trứng muối. Lúc ta đập vỡ lớp vỏ bọc bên ngoài quả trứng muối, bóc bỏ lớp vỏ trứng, sẽ lộ ra màu xanh nâu đậm trong mờ những văn hoa kết tinh có dạng lá tùng người ta gọi là hoa tùng, cũng vì thế mà có cái tên trứng hoa tùng. Nhưng hoa tùng trên trứng muối từ đâu mà có?

Hoá ra, hoa tùng trên trứng muối là phải trải qua một phản ứng hoá học mới ''nối'' thành: thành phần hoá học chủ yếu của lòng trắng trứng gà là một loại prôtêin. Trứng gia cầm hễ để một thời gian dài một chút là một phần prôtêin trong lòng trắng trứng sẽ phân giải thành axitamino. Kết cấu hoá học của axit amino rất thú vị, có một gốc axit amino có kiềm và một gốc COOH có tính axit. Do đó nó vừa có thể tác dụng với chất có tính axit vừa có thể tác dụng với chất có tính kiềm. Lúc ngâm trứng muối, người ta đặc biệt bỏ thêm vào một số chất có tính kiềm như vôi, kali cacbonat, natri cacbonat... chúng sẽ đi qua các lỗ nhỏ trên vỏ trứng vào bên trong quả trứng và hoá hợp với axitamino, sinh ra muối axit amino nên sẽ kết tinh thành hình dạng hình học nào đó. Những bông hoa tùng đẹp đẽ kia chính là thể kết tinh của loại muối axitamino này.

Thực ra, lòng đỏ trứng của trứng muối lại mang màu xanh đen, đây cũng là do một phản ứng hoá học tạo thành: thành phần hoá học chủ yếu của lòng đỏ là một loại prôtêin khác, nó có chứa lưu huỳnh. Khi để lâu, lòng đỏ trứng cũng phân giải thành axitamino, đồng thời cũng giải phóng ra chất khí rất hôi - hydrosunfua. Bản thân lòng đỏ có rất nhiều khoáng chất như sắt, đồng, kẽm, mangan..., hydrosunfua có thể cùng với những khoáng chất này tạo ra sunfua. Lòng đỏ trứng trở thành màu xanh đen chính là vì đã sinh ra những sunfua này. Nhưng những sunfua này hầu hết đều rất khó tan trong nước. Do đó chúng không được cơ thể người hấp thụ.

Ngoài ra, vì trong lòng đỏ của trứng muối có rất nhiều axitamonio do prôtêin phân giải thành, do đó lòng đỏ của trứng muối ăn ngon hơn so với lòng đỏ trứng gà, trứng vịt thông thường. Trứng muối phong phú dinh dưỡng, vị ngon nhưng tính kiềm của nó khá cao cho nên không nên ăn nhiều. Có người khi ăn trứng muối thích cho thêm một chút giấm có thể diệt khuẩn lại có thể trung hoà phần nào tính kiềm của trứng muối, bạn có thể thử xem.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366185600590000/Hoa-hoc/Tai-sao-tren-qua-trung-muoi-lai-co...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận