Tài liệu: Tế cây thần

Tài liệu
Tế cây thần

Nội dung

TẾ CÂY THẦN

 

Thời xưa, nhiều dân tộc ở Trung Quốc đều có tập tục tế cây Thần. Cạnh thôn trại của dân tộc Di vùng Tây Bắc tỉnh Quý Châu thông thường đều có một cây được gọi là cây Thần bảo vệ thôn trại, dân ở đây rất tôn sùng nó. Mỗi năm vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch, mọi người trong thôn trại đều long trọng cử hành nghi thức tế cây Thần.

Trước khi làm lễ tế cây, trưởng ban đến các nhà thu tiền tế tùy theo khả năng kinh tế của mỗi nhà không ấn định cụ thể bao nhiêu, sau đó đi mua một con lợn, một con cừu, mấy con gà và nhiều lít rượu. Đến thời hạn mọi người trong thôn hoặc mỗi nhà cử đại diện cùng đến trước cây Thần để làm lễ. Trước khi lễ, dùng 3 cành cây dựng thành cửa chữ Môn trước cây Thần, lấy cỏ tranh tươi bện thành sợi thừng có độ dài hơn một trượng, cứ cách một quãng lại cắm mấy cái lông gà sau đó treo lên cửa gỗ.

Lúc tế, chủ tế dâng rượu tế cây, già bản thắp hương dâng rượu, tiếp đến khi mọi người trong thôn mặt hướng về cây Thần thành tâm cầu niệm một hồi, cởi sợi thừng có cắm lông gà mà năm ngoái quấn trên cây xuống, lấy sợi thừng mới bện năm nay quấn quanh cây từng vòng một thứ tự từ dưới lên trên khi quấn xong, già bản lại dâng rượu tế cây Thần. Tiếp theo sau dắt các con vật làm lễ tế là lợn, cừu buộc vào cửa, chủ tế dâng rượu, tụng kinh rồi mọi người mang lợn, cừu ra thịt để dâng lễ Thần cây. Già bản dẫn đầu mọi người thứ tự đi vòng quanh cây 5 lần, cửa 3 vòng, mỗi hộ khi vòng tới cây Thần đều phải vẩy những giọt rượu  xuống đất để tế Thần cây.

Cuối cùng chủ tế nắm con gà trống đã thịt, một tay cầm dao xua tà, miệng niệm lời chú để xua đuổi yêu ma gây nguy hại cho sự bình yên của người và gia súc, đồng thời cầu khẩn cây phù hộ cho toàn thôn xóm bình yên. Mọi người khiêng lợn, cừu đã tế đến lò nước, những người dự tế lễ trong thôn cùng ăn hết xong xuôi mới được trở về nhà mình, nghi thức tế lễ Thần cây coi như kết thúc.

Dân tộc Mông Cổ gọi cây Thần là “Thượng Tây”. Thông thường chọn một cây to độc lập hoặc một cây to có hình dáng mọc kỳ quái làm cây Thần nơi tập trung của dân tộc Mông Cổ, mỗi bộ lạc hoặc thôn trang đều có cây Thần sùng kính của mình.

Mỗi năm tế cây Thần một lần không cố định ngày tế, họ định ra biện pháp thích hợp cho từng nơi để chọn thời gian tế lễ. Khi tế cây Thần trước tiên dùng hoa tươi, vải màu trang điểm cho cây Thần. Sau đó họ triệu tập già, trẻ, gái, trai toàn thôn đứng dưới cây Thần để làm lễ, khi tế lấy cừu làm vật cúng, do người chủ trì hướng về Thượng Tây vẩy rượu làm lễ tế; tất cả mọi người tham gia lễ tế đều phải quỳ lạy đầu sát đất. Tế xong, họ mang chảo thịt nấu trong nồi to phân chia cho mọi người ăn.

Có vùng dân tộc Mông Cổ, khi tế "Thượng Tây" còn đề cử một vị trưởng lão có uy tín trong dân sắm vai Cụ già Thượng Tây, ngồi nghiêm trang dưới gốc cây Thần, chủ tế dâng rượu cho cụ, kính dâng các thức ăn bằng sữa. “Cụ già Thượng Tây” lại đem lại thức ăn đó ban phát cho mọi người. Lễ tế kết thúc bằng ca múa vui vẻ nhẹ nhàng. Mục đích chủ yếu của lễ tế ''Thượng Tây'' là cầu cho mưa thuận, gió hòa. Thông thường tế ''Thượng Tây'' vào lúc trời vừa sáng, ý nghĩa là cầu mưa.

Nghi thức tế lễ của dân tộc Mãn: sáng sớm lấy cái tráp ông Phật xuống chọn ngựa hồng một con có đủ yên cương, tục xưng là hợp mã. Chủ tế tay nâng lư hương đến trước ngựa, trong lư hương thắp những nén hương Đạt tử, đi chậm ba vòng, quanh ngựa, sau đó dắt ngựa đi. Lúc này phải chọn một con vịt đực, đến dưới gốc cây du to thì giết thịt, nấu luôn tại gốc cây, dùng nó để tế cây.

Người dân tộc Hách Triết xưa kia tuy thờ rất nhiều vị Thần nhưng tôn kính nhất là Thần Trời. Đó là vị Thần phù hộ cho mọi người được bình yên. Họ chọn một cây to đặc biệt, trên thân cây có khắc tai mắt, mồm mũi và hình dáng mặt người. Gặp năm ăn tết hoặc có việc cần cầu xin thì thắp hương lạy tạ, đồng thời dâng lên một bát cơm ''la la" rượu và các thức ăn khác. Cây này sẽ được gọi là cây Thần. Theo truyền thuyết cầu cây Thần phù hộ có thể giải hạn miễn họa, mọi người sống yên ổn, người không có con có thể cầu được con, cầu bắt được cá, săn được thú có thể được mùa đánh cá và săn bắt, cuộc sống ngày càng dễ chịu hơn.

Thời xưa, dân tộc Bố Lảng coi cây cối xung quanh làng trại là “cây rồng”. Bình thường được bảo vệ nghiêm ngặt, không cho phép bất kỳ người nào chặt phá, mỗi năm còn phải định kỳ tế lễ, cầu khấn "cây rồng" phù hộ cho người và gia súc bình yên, thôn xóm được mùa. Dân gian cho rằng cây có quỷ cây, nếu ai chặt cây mà trở về phát bệnh thì bị coi là gặp phải quỷ cây. Lúc đó người thân thuộc trong gia đình phải giết gà mời ông đồng bói quẻ. Đợi ông đồng bói chỉ ra quỷ một cây nào đó mình đã gặp phải, người trong gia đình phải đến cây bị chặt đổ, bầy cơm thức ăn làm vật cúng, do ông đồng thay mặt người bệnh đến cây đó tạ tội của mình và cầu khẩn: "Chúng tôi đã chặt lầm cây bây giờ chúng tôi đến đây để nhận sai lầm, sẽ trồng lại cây mới, cầu xin Người giúp cho người bệnh tai qua nạn khỏi, cơm thức ăn thịt gà mà Người cần chúng tôi đều đã mang ơn dâng lên Người”. Lúc tế phải mang theo một bộ quần áo của người bệnh, biểu thị người bệnh đã đến đó. Tế xong khi trở về thôn trại, ông đồng gọi hồn cho người bệnh “A, hồn của anh đã trở lại rồi”.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1081-02-633390320064712500/Tuc-cung-te-cua-nguoi-Trung-Quoc/Te-cay-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận