Tài liệu: Tế trời

Tài liệu
Tế trời

Nội dung

TẾ TRỜI

 

Đó là tập tục cúng tế rất cổ xưa của các dân tộc phương Bắc Trung Quốc. Tr.CN hai thế kỷ, người dân tộc Hung Nô đã có lễ tế trời. Trong Sử ký có nói: “mà dân tộc Hung Nô chọn để tế trời được đặt tại chân núi có mây trời suối ngọt. Sau khi triều Tấn chiếm đoạt đất này, dời về Hưu Đồ đất của Vua nên Hưu Đồ có người vàng cúng trời bắt chước cách thức tế trời vậy. Sau khi Mông Cổ thiết lập triều Nguyên, tục tế trời vẫn được duy trì”. Nguyên sử có viết: "Từ thời xa xưa, đã có lễ tế Trời, áo quần đẹp đẽ vật cúng tinh khiết, Vua thân chinh đến, thân thích giúp cúng lễ". Có thể thấy việc tôn sùng Thần Trời từ cổ xưa đã có, người Mông Cổ từ Vua đến dân ai cũng tế Trời. Bí Sử Mông cổ có viết: ''Thành Cát Tư Hãn thống nhất một vùng rộng lớn phương Bắc, chinh phục phía Tây tiến xuống phương Nam, hạ triều Kim, diệt triều Hạ tất phải dựa vào sức mạnh cao cả của Trời”.

Trời là khái niệm trừu tượng, cho nên nơi tổ chức nghi thức cúng tế Trời thời xưa đều phải tìm một ngọn núi, hoặc một dòng sông, hoặc dựng nên một gò đống, làm nơi tượng trưng cho Trời để cúng. Sau khi tế Trời xong, ngọn núi tượng trưng cho Trời này sẽ trở thành Núi Thánh. Cây trên núi không được chặt, đá không được lấy, cỏ không được cho súc vật ăn, trái cây không được hái. Dòng sông tượng trưng cho Trời cũng trở thành sông Thánh, nước sông không được uống, cá không được đánh, tôm không được bắt, trai không được mò. Gò đống tượng trưng cho Trời cũng trở thành nơi tôn sùng của mọi người, thậm chí khách đi ngang qua gò đống này cũng phải cúng rượu.

Trải qua những năm tháng dài, nghi thức tế Trời cũng dần dần biến đổi. Hiện nay, lấy ngày ba mươi tháng cuối của mỗi năm làm ngày tế Trời. Nửa đêm ngày hôm đó, một gia đình của người dân tộc Mông Cổ đều đốt một đống lửa ngoài cánh đồng. Phía Tây hoặc trong sân lều tròn Mông Cổ có đặt một cái bàn bát tiên. Thịt một con cừu dựng vào mâm gỗ bày trên bàn làm vật tế, đồng thời bày sữa đặc, pho mát, bơ, bốn đĩa đường trắng (tức là ''bạch thực") và một bình rượu, một chén bạc, một lư hương. Thắp ba nén hương xong, toàn gia căn cứ theo tuổi tác lần lượt quỳ trước bàn, người cao tuổi nhất rót đầy rượu vào chén bạc, hướng lên trời cúng rượu và đọc lời cúng trời. Lời cúng Trời đều do ông tổ các họ truyền lại, cũng có khi thêm nội dung mới vào. Lời cúng trời xưa truyền lại có đoạn như sau:

Vì người Mông Cổ, Trời đã truyền lại cho các dân tộc.

Làm cho người Mông Cổ được sinh sôi thịnh vượng.

Con cháu tổ tiên nhiều đời của bột - nhi - đặc - kỳ - nặc:

Đã rải ra khắp sa mạc mênh mông.

Vì người Mông Cổ, Trời đã chăm chút cho đàn gia súc,

Làm cho người Mông Cổ sinh tồn được đảm bảo:

Trên thảo nguyên đầy bò, ngục, lạc đà, cừu.

Cám ơn ân đức thanh cao của Trời.

Vì người Mông Cổ, Trời đã ban cho sức lực,

Làm cho người Mông Cổ tỏ rõ sức mạnh trong Vũ trụ.

Đã chinh phục được yêu ma tà ác.

Tạo dựng nên vận may bình yên.

Đọc xong lời cúng, cả nhà hướng vế đống lửa cúi đầu ba lần đem bốn đĩa vật cúng “bạch thực”, rượu trong bình và đuôi cừu cắt ra một mảnh, tất cả quăng vào trong đống lửa. Người trong nhà phải trông coi lửa, cho đến khi đống lửa tắt, nghi thức cúng trời mới kết thúc.

Tế Trời đối với dân tộc Mãn được gọi là ''Tế sánh la cán''. Việc cúng tế này thông thường được cử hành vào ngày thứ hai của lễ tế lớn. Trước lễ tế một ngày, phải xin đem gậy Thần trong sân xuống đặt nằm, rửa sạch đầu gậy, sau đó dựng vào bức bình phong, và chuẩn bị xong xuôi tất cả đồ cúng. Ngày hôm đó, khi Mặt trời vừa ửng hồng thì việc cúng lễ bắt đầu: trước tiên đem bàn cúng đặt ở mặt Bắc của gậy Thần, mặt phải đặt một cái ghế dài, trên ghế trải một tấm thảm lông cừu. Cũng có nơi như dân tộc Thị Lại dựng ở trong sân 8 cây cờ lớn, một cây cờ nằm. Trên bàn cúng đặt đã hương, thắp hương đặt 4 bát rượu gạo. Lúc này, người tế thắp hương hai tay đưa đã hương lên đầu thùng tiếng Mán niệm: ''Sát xuất bố mật ca'', mọi người trong họ bỏ mũ quỳ vái. Lời của bài ca đại ý như sau: ''Việc cúng lễ đã bắt đầu. Tôi là gia chủ họ tên... Hôm nay chúng tôi cáo tế với Trời, năm cũ đã qua, năm mới đã đến, cầu Trời chứng giám, kính xin chọn ngày... Được ngày tốt chúng tôi đã chuẩn bị đủ vật để thờ cúng, xin Trời nhận cho. Từ nay về sau, mọi người trong nhà từ lớn đến bé đều phải cần cù lao động để cầu xin tai qua nạn khỏi cho đến khi mái tóc bạc phơ, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn''. Sát xuất bố mật ca gồm có 3 đoạn, mỗi lần niệm xong một đoạn lại tung một nắm gạo, vẩy một bát rượu, lấy đó để biểu thị sự kính trọng Trời. Quỳ vái xong đứng dậy. Chủ tế lấy xương cổ cũ của lợn treo trên gậy Thần ra quăng lên nóc nhà. Tiếp theo khiêng một con lợn đực lông đen tuyền tới trước bàn cúng, để lưng lợn hướng Đông, dựng lên thành thế ngồi, dùng chổi mới quét sạch thân lợn sau đó lấy nước sạch trên bàn đổ vào tai lợn, tục gọi là "Lãnh sinh''. Nếu lợn luôn luôn lắc đầu thì cho là Thần Trời đã tiếp nhận súc vật tế này. Người trong cả họ đang chờ đợi bèn vui mừng rạng rỡ mặt mày, chúc mừng lẫn nhau, nếu lợn không lắc đầu thì chủ tế phải cầu khấn luôn miệng cho đến khi nào lợn lắc đầu mới thôi. Khi giết lợn tế có quy định nghiêm ngặt: Không được đặt nằm để giết; không cho phép cầm dao tay phải; không cho phép mũi dao hướng lên Trời; phải đợi giết lợn xong toàn gia tộc mới được đứng dậy. Chủ tế bôi tiết lợn lên đầu nhọn gậy Thần, sau đó, lồng xương cổ của lợn tế đã nấu chín vào gậy, trong chiếc bát bằng thiếc ở đầu gậy có đặt một số thứ: dạ dày, ruột tim phổi lợn, v.v... Sau dựng gậy Thần lên. Tiết lợn dựng trong mâm đặt ở bên bàn. Lợn cúng không được cạo lông, bì lợn được lọc ra, pha thịt thành 9 phần, mỗi phần đều cắt ra một miếng thịt, gọi là ''miếng thịt nhỏ'', phần còn lại gọi là "miếng thịt to", cho "miếng thịt nhỏ" vào nồi nấu chín, gắp rà một phần đặt lên bàn để cùng, phần còn lại nấu thành cháo thịt, tục gọi là “cơm ít thịt”. Thịt tiến bàn cúng chia thành hai phần, một phần đưa vào trong nhà ăn, một phần để lại ở ngoài sân ăn. Phân chia thịt xong, người trong nhà và ngoài sân không được phép đi lại lộn xộn, có ý là ở ngoài cánh đồng, với ở trong nhà đã được ngăn cách bằng một trái núi lớn. Khi ăn “cơm ít thịt” người ngoài đến kịp cũng có thể ăn, ăn xong không cảm ơn và chỉ một nồi đó, không đủ cũng không nấu thêm, ăn hết là tốt nhất. Ăn “cơm ít thịt” xong, lập tức bỏ nồi đi, dùng nồi khác nướng bì lợn, rửa cạo sạch, cắt thành sợi cho vào nấu cùng với ''miếng thịt to", dạ dày, ruột, gan, phổi. Nấu chín xong, gia tộc và họ hàng thân thuộc vui vẻ ăn, ăn xong lễ tế Trời mới kết thúc.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1081-02-633390319455025000/Tuc-cung-te-cua-nguoi-Trung-Quoc/Te-troi....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận