Thành phố Huế
Trên thế giới hiếm thấy một đô thị cổ như Huế được bảo lưu còn tương đối nguyên vẹn diện mạo của một kinh đô thời quân chủ. Có người coi Huế như là một đô thị thời Trung cổ, bởi Huế chưa bị hiện đại hóa, công nghiệp hóa một cách hấp tấp không có quy hoạch như nhiều thành phố khác trên thế giới.
Trong mấy ngàn năm lập quốc cho đến thế kỷ XVIII, từ thời đại xa xưa cho đến Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê đều đóng đô tại những nơi thuộc miền Bắc. Từ cuối thế kỷ XVIII, do nhiều biến động của lịch sử, kinh đô cả nước mới chuyển vào miền Trung: Nhà Tây Sơn đóng đô ở Quy Nhơn, nhà Nguyễn đóng ở Phú Xuân - Huế.
Năm 1788, để chuẩn bị Bắc tiến đuổi quân xâm lược ra khởi kinh thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Quang Trung, lấy Phú Xuân, thủ phủ Đàng Trong; làm thủ đô của đất nước.
Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh thành lập vương triều Nguyễn lấy niên hiệu là Gia Long - Các công trình kiến trúc, các di sản của Huế còn lại đến ngày nay trong thành phố Huế, nằm dọc theo đôi bờ Hương Giang được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 1993, đều được xây dựng kế tiếp nhau dưới các triều đại vua Nguyễn. Kinh thành Huế nằm ở Bắc sông Hương, vốn xưa kia Huế là thủ phủ Phú Xuân được mở rộng trên dải đất của 8 làng thuộc hai tổng An Vân và Phú Xuân thuốc huyện Hương Trà. Kinh thành Huế được bao bọc bởi 3 vòng thành cùng chung một trục hướng, lấy núi Ngự Bình bên bờ Nam làm tiền án lấy Cồn Hến làm Tả Thanh Long, cồn Dã Viên là Hữu Bạch Hổ. Diện tích toàn kinh thành là 520 ha.
Thành ngoài cùng gọi là kinh thành theo dạng gần như vuông, chu vi 9.950m. Để phù hợp với việc phòng thủ các cạnh đều được xây theo hình “dích dắc” theo kiểu thành Vauban, một kiểu thành phòng ngự hiện đại của châu Âu thời bấy giờ.
Thành cao 6,60m, mặt trên rộng 6m, dưới chân rộng 21m, có tiết diện hình thang vuông. Mặt ngoài, thẳng đứng, mặt trong nghiêng thoai thoải. Cốt thành nhồi đất nện chặt. Hai lớp áo ngoài xây bằng gạch vồ dày 1m50. Trên bốn mặt thành bố trí 21 pháo đài, quanh thành còn đặt 400 pháo nhãn và đường đi chuyển binh linh lúc lâm trận, giúp cho người lính có thể kiềm soát và hỗ trợ cho nhau mỗi khi bị hỏa lực kẻ địch tấn công.
Ngoài thành còn có hào sâu, rộng bao quanh, gọi là Hộ thành hà. Hộ thành hà được thông với sông Hương, tạo nên một tuyến phòng ngự vững chãi, gây khó khăn cho kẻ thù khi tấn công, vừa tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc tiến thái. Bốn phía thành có 11 cửa ra vào.
Các cổng kinh thành có cấu trúc đặc biệt, xây tầng cao tiện cho việc quan sát không gian bên ngoài. Để đảm bảo độ bền chắc, gạch xây theo kiểu múi cam, tạo nên vòm cuốn, rộng, cao, vững chãi mà trông thấy nhẹ nhàng.
Trong kinh thành có hàng trăm hạng mục công trình đồ sộ nguy nga như Lục Bộ, Tôn Nhơn, Xã Tắc …
Thành giữa gọi là Hoàng thành, xây gạch cao 4m, dày 1m, có hào sâu, rộng bao bọc bên ngơài. Để vượt qua hảo sâu này, người ta xây 10 chiếc cầu để đi vào Hoàng thành. Hoàng thành có hình gần vuông, mỗi cạnh dài khoảng 600m, có 4 cửa:
Mặt bằng Hoàng Thành chia thành 9 khu vực ứng với chín ô của Hà Đồ trong Kinh dịch:
- Ô chính điện: từ cửa Ngọ Môn qua sân chầu đến điện Thái Hòa, nơi cử hành đại lễ, mỗi lúc nhà vua ngự triều.
- Ô số 2: bên phải là khu miếu thờ các vua Nguyễn gồm Hiền Lâm Các, Thế Miếu, Hưng Miếu…
- Ô số 3, bên tría khu điện thờ các chúa Nguyễn có: Thái Miếu, Triệu Miếu…
- Ô số 4, giữa bên trái, khu nội phủ, vườn Cơ hạ.
- Ô số 5, giữa bên phải, khu điện Phụng Tiên, cung Diên Thọ, cung Trường Sinh, Trường Du Tạ ... dành cho nữ giới và là nơi ở của Hoàng Thái hậu và Thái Hoàng Thái hậu.
- Các ô 6,7,8, từ trái qua phải sau là hồ Bắc Đẩu, còn gọi là hồ Hòa Bình.
- Ô số 9, nằm ở vị trí trung tâm của Hoàng thành là Tử Cấm thành. Tử Cấm thành (thành trong cung) cũng có hình gần vuông, mỗi cạnh dài chừng 300m, xây gạch cao 3m70 dày 0,80 m có 10 cửa mở ra bốn phía.
Chỉ riêng Hoàng thành thuở xưa đã có 147 công trình lớn nhỏ. Trong Tử Cấm thành có 40 kiến trúc đồ sộ, nhưng do chiến tranh, thiên nhiên và sự phá hoại vô thức của con người, đã làm cho di sản Huế nghèo kiệt và hư hại.
Trong hàng chục lăng tẩm, đền chùa, cung điện... đã có những di tích bị phá hủy hoàn toàn như điện Cần Chánh, Càn Thành, Khôn Thái, Kiến Trung... lăng Gia Long. Một số di tích hư hỏng nặng như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Tả, Hữu Vu, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng…
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, với sự giúp đỡ của UNESCO, một số công trình quan trọng đã được trùng tu, sửa chữa lớn như:
Ngọ Môn: Cửa chính của Hoàng thành, xây năm 1833 dưới thời Minh Mạng. Ngọ Môn dài 57,95m cao 14,80m gồm hai phần chính:
Phần trên: Lầu Ngũ Phụng, hai tầng, bằng gỗ sơn son thiếp vàng 100 cột lớn nhỏ.
Điện Thái Hòa: Xây tháng 02/1805, gồm hai ngôi nhà lớn ghép lại theo kiểu “trùng thiềm, điệp ốc”.
Là toà nhà chính, nơi cử hành nghi lễ lớn của triều đình và thể hiện uy quyền quốc gia, nên điện Thái Hòa được xây trên một nền cao 1 mét, diện tích 1.200 m2 trông ra sân chầu rộng. Nơi đây còn lưu giữ 197 bài thơ dạt dào tâm hồn các thi nhân đầu thế kỷ XIX, nói lên niềm khao khát của dân Việt mong muốn hòa bình và lòng tự hào đất nước.
Khu Thế Miếu: Nơi thờ phụng các vua Nguyễn. Đáng chú ý ở đây 9 đỉnh đồng cực lớn đặt cạnh Hiển Lâm Các, đúc vào cuối năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng đến đầu năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng đến đầu năm 1837 thì hoàn thành. Đây là những tác phẩm đúc đồng toàn mỹ, độc đáo của Việt Nam. Trên mỗi đỉnh đồng có chạm nổi 18 hình, sông núi, biển, trời, cây cỏ, cầm thú, trăng sao, mưa gió và phong cảnh của mọi miền đất nước, tượng trưng cho sự bền vững, thịnh vượng của Tổ quốc Việt Nam.
Hiển Lâm Các, một ngôi nhà 3 tầng duy nhất ở kinh thành Huế mang biểu tượng tam tài: Thiên – Địa -Nhân.
Lăng Gia Long: Được xây năm 1814. Từ việc chọn đất và kiểu nhà vua đích thân tham gia. Gia Long qua đời năm 1819, năm sau 1820 việc xây lăng mới hoàn thành. Lăng có tên là lăng Thiên Thọ, cách kinh thành Huế 16 km theo hướng Tây Nam. Lăng nằm theo hướng Bắc Nam, giữa một vùng núi non hoang sơ, xanh rợp bằng thông cổ thụ, có 36 ngọn núi châu tuần xung quanh, hai bên là nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch như vòng tay ôm ấp.
Lăng Gia Long đã bị chiến tranh hủy hoại nặng nề, nay chỉ còn lại những phế tích.
Lăng Minh Mạng: Khởi dựng năm 1840, năm 1843, gần 3 năm sau khi Minh Mạng qua đời, lăng mới xây xong, mang tên Hiếu Lăng, cách kinh thành Huế 12 km về phía Tây Nam thuộc vùng đồi Cẩm Kê nhìn ra ngã ba Bằng Lăng, chiếm một diện tích khoảng 26ha, gồm trên 30 công trình lớn nhỏ.
Lăng Tự Đức: Cách kinh thành Huế khoảng 7km về phía Tây Nam, giữa một rừng thông cổ thụ bạt ngàn. Lăng được bao bọc bởi một vòng thành, đoạn thẳng đoạn gấp khúc, có 4 cửa. Hiện nay ra vào cửa Vụ Khiêm ở mặt bên. Mặt chính có hai cửa: Tự Khiêm và Thương Khiêm, cách nhau một quãng ngắn.