Tài liệu: Thái Lan - Kiến trúc Phật giáo

Tài liệu
Thái Lan - Kiến trúc Phật giáo

Nội dung

KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO

 

Bên trong khuôn viên của mỗi ngôi chùa Phật giáo là một vài khối nhà và các ngọn tháp. Ngôi nhà lớn nhất, một đại sảnh hình chữ nhật có mái gốc chùa thẳng lên cao gọi là bọt, đó là nơi để tụng kinh và hội họp các sư sãi. Kế đó là Viharn, nơi tiến hành các nghi lễ thờ phụng hàng ngày.

Thư viện hay tàng kinh các nằm trong một cái nền cao vượt lên khỏi mặt đất, đó là nơi để cất giữ những kinh sách cổ xưa. Có thể ở đây còn có một lò hỏa táng dễ nhận ra. Những tòa nhà khác là nơi ở của các nhà sư.

Khuôn viên của đền chùa còn có một hoặc vài chedi. Đó là những ngọn tháp hình xoắn ốc, với đế bề rộng và đáy tháp thon nhỏ giống như một cây trụ tròn nhô lên trời cao. Những đền chùa càng cổ xưa thì thiết kế càng đơn giản. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, trang trí hết sức cầu kì, như ngôi chùa Wat Haripunhai ở Lamphun toàn bộ chedi được dát vàng.

Chedi vốn là những kiến trúc thờ phụng chứa đầy bạc vàng. Tuy nhiên, những kiến trúc như thế thường bị kẻ trộm và các đội quân viễn chinh nước ngoài nhòm ngó. Triều đại Agutthaya cổ xưa bị tàn phá một phần là vì đám quân viễn chinh muốn lấy vàng bạc chứa bên trong các chedi.

Các nghề thủ công, mĩ thuật và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo của Thái Lan rất phát triển. Trang trí đã trở thành nghệ thuật tô điểm trong khuôn viên của các ngôi chùa. Nghệ thuật chạm khắc gỗ tạo ra những cảnh rừng núi trên cánh cửa, khung cửa sổ, các mái hiện và các cột trụ. Những nhà điêu khắc tài hoa cũng đã tạo ra những pho tượng Phật, tượng thần thánh với đủ cỡ và các tư thế đứng ngồi khác nhau.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2745-02-633544960177968750/Nhung-net-dac-sac-trong-nen-van-hoa-Thai-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận