Tài liệu: Thái Lan - Quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam trong gia đoạn hiện nay

Tài liệu
Thái Lan - Quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam trong gia đoạn hiện nay

Nội dung

MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

Việt Nam và Thái Lan thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ ngày 6/8/1976. Hiện nay mối quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam rất tốt đẹp, sự hợp tác ngày càng chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Về chính trị

Chính phủ và các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Thái Lan thường xuyên trao đổi và thăm viếng lẫn nhau.

Phía Thái Lan đã có nhiều chuyến thăm Việt Nam ở cấp hoàng tộc và cấp chính phủ.

Công chúa Chulabhorn Valaya Iaksana đến thăm Việt Nam năm 2001, 2002, 2003. Tháng 5/2005, công chúa Siriwanwari Mahibol thăm Việt Nam và dự thi cuộc thi HCMC-Robot International Badminton Championship tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiều quan chức cấp cao của Thái Lan đã sang thăm Việt Nam như Thủ tướng Thaksin Chinawatra (2001, 2004), ông Surakiat Sathirathai - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (2001, 2004), Đại tướng Thamaraksa Isarangkul - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2001), ông Suchon Chalikruea - Chủ tịch Thượng viện (2005), ông Adisal Potharamic - Bộ trưởng Bộ Giáo dục (2005).

Phía Việt Nam, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao như Thủ tướng Phan Văn Khải thăm và dự Hội nghị UNCTAD tháng 2/2000 và thăm chính thức Thái Lan từ 9-15/5/2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã thăm Thái Lan với tư cách là khách mời của Quốc vương từ 6-8/10/1998, Đại tướng Phạm Văn Trà - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Nguyễn Dy Niên - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã đến thăm đất nước Thái Lan.

Xuất phát từ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thái Lan và Việt Nam đã giải quyết ổn thỏa các vấn đề trọng yếu còn tồn đọng giữa hai nước trong quá khứ và cùng hợp tác phát triển mối quan hệ về nhiều mặt vì lợi ích chung như vấn đề biên giới vùng biển chung dài 97 km. Hai bên đã kí kết hiệp định về phân chia ranh giới vùng biển tháng 8/1997 và có hiệu lực từ tháng 2/1998. Về vấn đề đánh bắt hải sản và lập lại trật tự trên vùng biển, hai bên đã kí bản ghi nhớ giữa hải quân hai nước về tuẫn tiễu và thiết lập mạng lưới liên lạc trực tiếp tháng 6/1999.

Về kinh tế

Năm 2004, giá trị kim ngạch mậu dịch giữa Thái Lan và Việt Nam đạt 2.080 triệu USD. Những mặt hàng chủ yếu của Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam là hạt dưa, xăng dầu, sắt thép, hóa chất, xe máy, và phụ tùng, máy móc. Thái Lan đã nhập khẩu từ Việt Nam máy công cụ, dầu thô, than đá, hạt có dầu, thực phẩm hải sản.

Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam tổng cộng 116 dự án với tổng giá trị lên đến 1.384,85 triệu USD, đứng thứ 9 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 trong Hiệp hội ASEAN (sau Singapore). Các dự án Việt Nam Thái Lan chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, khách sạn, bất động sản, công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy và hàng tiêu dùng. Các nhà doanh nghiệp của Thái Lan tiếp tục quan tâm đầu tư và mở rộng hợp tác với Việt Nam vì Việt Nam có những tư liệu sản xuất đáp ứng được nhu cầu của Thái Lan, đồng thời là cơ hội để Thái Lan xuất khẩu sang các nước thứ ba, nhất là Hoa Kì.

Sự hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan còn nhiều tiềm năng phát triển do hai nước có những yếu tố kinh tế bổ trợ cho nhau... như Thái Lan có hệ thống quản lí điều hành và công nghệ sản xuất, còn Việt Nam có nguyên liệu dồi dào.

Hợp tác trên lĩnh vực chuyên môn và giáo dục

Thái Lan bắt đầu có quan hệ hợp tác về lĩnh vực chuyên môn với Việt Nam từ năm 1992. Đó là sự hợp tác cả trong khuôn khổ song phương và đa phương hóa trong các dự án cấp kinh phí đào tạo ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, giáo dục, y tế, môi trường, du lịch, quản lí điều hành.

Sự hợp tác trên lĩnh vực dạy tiếng Thái tại Việt Nam đang tiến triển tốt đẹp. Hiện nay Thái Lan đã hợp tác với Việt Nam để mở khóa dạy tiếng Thái tại 5 trường đại học: trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại ngữ và Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Đà Nẵng. Tính bình quân mỗi khóa có khoảng 20-30 sinh viên.

Đầu năm 2004, Thái Lan và Việt Nam đã kí bản ghi nhớ về hợp tác trên lĩnh vực chuyên môn và bản ghi nhớ về giáo dục.

Văn hóa - xã hội

Mối quan hệ giữa khu vực tư nhân và nhân dân hai nước phát triển tốt đẹp. Sự lưu thông qua lại ngày càng tăng. Hai bên đã quyết định miễn thị thực hộ chiếu phổ thông giữa đôi bên năm 2000 và sửa đổi bổ sung tháng 3/2004. Ngoài ra, hai bên cũng đã thành lập các tổ chức hiệp hội nhằm đẩy mạnh mối quan hệ song phương như Hội hữu nghị Thái - Việt và Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam.

Thái Lan đã khởi xướng dự án phát triển làng hữu nghị Thái - Việt tại bản Na-Jock, xã Nong Yat, huyện Muang, tỉnh NA Khon Phanom thành địa danh du lịch lịch sử, văn hóa và hữu nghị giữa Việt Nam và Thái Lan, vì đây từng là nơi ở và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tỉnh No Khon Phanom đã hợp tác với đoàn công tác Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam về việc xây dựng mô hình nhà sàn Bác Hồ trong khuôn viên dự án và đã hoàn tất. Công trình này đã được khánh thành ngày 21/2/2004.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2744-02-633544959308593750/Lich-su-va-van-hoa/Quan-he-giua-Thai-Lan-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận