THUYỀN BUỒM CHẠY NGƯỢC GIÓ – HỢP LỰC VÀ PHÂN LỰC
Thuyền buồm nương sức gió để đi lại trên sông biển, đó là công việc thường tình trong giao thông trên mặt nước. Mượn gió đi xuôi theo kiểu ''thuận buồn xuôi gió'' đó là lẽ thường. Nhưng cũng có cách cho thuyền buồm đi ngược gió.
Khi thuyền buồm chạy ngược gió, người ta phải cho mũi thuyền tạo với hướng gió thành một góc nào đó. Khi gió thổi thẳng vào cánh buồm, sẽ tạo một lực hướng thẳng vào mặt cánh buồm. Lực này sẽ gây cho con thuyền hai tác dụng: một là con thuyền có diện tích lớn nên hướng đẩy con thuyền chuyển động về hướng đó gặp lực cản của nước rất lớn, nên thực tế lực đẩy của gió xô con thuyền về hướng đó hầu như bị triệt tiêu. Một tác dụng khác của lực gió đẩy con thuyền tiến tới theo phương hướng mũi tên trên hình vẽ. Nhờ đó mà thuyền buồm đã lợi dụng được sức gió để đi ngược với hướng gió thổi.
Ta lấy một thước kẻ, áp cạnh của một tam giác bằng gỗ vào thước kẻ. Một tay giữ chặt thước kẻ, tay kia dùng đầu bút chì, ép nhẹ vào một cạnh của tam giác, hướng ép hướng về phía sau, tấm bảng tam giác sẽ chuyển động hướng về phía trước. Chuyển động của tấm bảng tam giác ở đây cũng có cùng lý do như chuyển động của con thuyền buồm đi ngược hướng gió.
Khi cho thuyền đi ngược hướng gió trên sông, người ta phải cho thuyền chạy theo lối chữ ''chi'', lúc chạy xéo về phía bên phải, lúc chạy xéo về phía bên trái để giữ cho thuyền hướng lên phía trước theo lòng sông. Khi thuyền đi trên biển dù cho biển rộng mênh mông nhưng để con thuyền tiến lên theo một hướng định trước, cơn thuyền cũng phải chạy theo lối chữ chi để thuyền khỏi phải đi xa phương hướng đã chọn. Tổ tiên loài người chúng ta qua kinh nghiệm thực tiễn đã biết cách cho thuyền buồm đi ngược gió để bôn ba dọc ngang trên sông lớn, biển rộng.