Tài liệu: Trung Quốc - Năng lượng

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.
Trung Quốc - Năng lượng

Nội dung

Năng lượng

            Các nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Tại Trung Quốc, các mỏ, các phân xưởng, các doanh nghiệp, các hệ thống giao thông và viễn thông đều tăng nhu cầu về năng lượng. Khi mức sống tăng, nhu cầu năng lượng của gia đình cũng tăng. Sau 20 năm nữa, Trung Quốc sẽ phải xây dựng nhiều trạm năng lượng hơn để tránh việc thiếu năng lượng.

            Các nguồn năng lượng

            Trong quá khứ, Trung Quốc dựa vào các nguồn dự trữ than phong phú như là nguồn năng lượng chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ lệ lưu huỳnh cao của than làm tổn hại đến môi trường và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Ngày nay, phần lớn năng lượng mới là năng lượng sử dụng thủy điện (HEP), nó sạch, rẻ và vô tận (không bị hết). Phần lớn các nguồn thủy điện phân bố ở thượng lưu sông Dương Tử và các sông nhánh chủ yếu của nó.

            Trung Quốc cũng có các nguồn dầu và khí gas. Tuy nhiên, cho dù là nước sản xuất dầu lớn thứ năm trên thế giới, nhưng các nguồn dự trữ này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Trung Quốc đang đẩy nhanh các chương trình thăm dò các mỏ dầu và khí gas mới, thế nhưng hiện tại Trung Quốc phải nhập 1/3 nhu cầu về dầu và gas. Hầu như 1/2 lượng dầu nhập khẩu là từ Trung Đông. Trung Quốc cần phải có các nguồn dự trữ mới để khỏi phải phụ thuộc vào dầu của chỉ một khu vực. Nga có thể cung cấp dầu trong tương lai, còn Inđônêxia và Ôxtrâylia sẽ cung cấp khí gas tự nhiên hóa lỏng (LNG).

            Đập Tam Hiệp

            Con đập mới đắp ngang sông Dương Tử sẽ giúp kiểm soát lũ, cải thiện giao thông trên sông, dự trữ nước và điện. Con đập này nằm ở Tam Đấu Bình, cách thành phố Nghị Xương khoảng 40km và cách trạm thủy điện Cát Chu Bá 30 km về phía thượng lưu. Đập Tam Hiệp là dự án thuỷ điện lớn nhất thế giới. Điện sẽ được cung cấp cho dải ven biển phía đông, các tỉnh vùng trung tâm Trung Quốc và thành phố Trùng Khánh. Sẽ có điện cho các xí nghiệp và các gia đình ở vùng trung lưu sông Dương Tử và một phần của tỉnh Tứ Xuyên nằm ở phía tây Tiền bán điện sẽ được hoàn trả cho kinh phí công trình.

            Ngày 1 tháng Sáu 2003, nước ở phía sau con đập bắt đầu dâng và đến ngày 10 tháng Sáu mức nước là 135m. Đến tháng Tám 2003, hai tuabin đầu tiên ở trạm điện bờ trái bắt đầu sản xuất điện và đến tháng Mười thì có thêm hai tuabin nữa làm việc. Theo kế hoạch, mỗi năm sẽ có 4 đơn vị sản xuất điện được bổ sung. Mỗi tuabin sản xuất một lượng điện đủ để đáp ứng nhu cầu về điện của một thành phố có dân số 1 triệu người. Khi tất cả 26 tuabin được lắp đặt, dự án này sẽ đáp ứng được 10% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc và giúp giảm mạnh ô nhiễm không khí. Dự án được trông chờ hoàn thành đến năm 2009 và lúc đó nước trong hồ chứa sẽ đạt mức cao tối đa là 175m.

            Bất chấp những lợi ích của Đập Tam Hiệp, dự án này đã bị tranh cãi nhiều. Ít nhất đã có 1,2 triệu người buộc phải đi đến chỗ ở mới do nhà cửa cũ của họ bị ngập nước của con đập. Các nhà nghiên cứu môi trường đã phát biểu về ô nhiễm nước và việc mất đi tính đa dạng sinh học (động, thực vật hoang dã). Sự quan ngại lớn về ô nhiễm nước ở khu vực hồ chứa đã được bày tỏ. Những lượng lớn chất thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp và các mỏ đã được tích lại trong bùn. Trước khi con đập được xây dựng, những lượng lớn chất thải công nghiệp và nước bẩn đã được cuốn ra biển. Nhiều nhà nghiên cứu môi trường hiện tại lo ngại rằng, các chất thải này sẽ không được chảy ra khỏi hồ chứa nước. Họ cũng lo lắng rằng, các khu vực sống của loài cá heo sông của Trung Quốc và cá heo không vây sống ở phía dưới con đập sẽ bị ảnh hưởng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2836-02-633547560405790000/Phat-trien-kinh-te/Nang-luong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận