Tài liệu: Trung Quốc - Miền đông Trung Quốc, miền khí hậu gió mùa

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thời tiết đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân Trung Quốc. Những người làm nghề trồng trọt lại càng phụ thuộc hơn vào thời tiết,
Trung Quốc - Miền đông Trung Quốc, miền khí hậu gió mùa

Nội dung

Miền đông Trung Quốc, miền khí hậu gió mùa

            Thời tiết đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân Trung Quốc. Những người làm nghề trồng trọt lại càng phụ thuộc hơn vào thời tiết, bởi vì các loại cây trồng sẽ thất thu nếu không nhận được ánh sáng mặt trời và lượng mưa cần thiết. Tuy nhiên, thời tiết cũng quan trọng ở các thành phố, như ở Thượng Hải, hiện nay các cơ quan dự báo thời tiết tư vấn cho các doanh nghiệp khi nào thì dự trữ các mặt hàng có liên quan đến thời tiết như ô che mưa, điều hòa nhiệt độ.

            Miền Đông Trung Quốc có khí hậu gió mùa vào mùa đông, đất liền lạnh nhanh hơn biển. Những cơn gió lạnh và khô thổi ra từ vùng trung tâm, mang nhiệt độ lạnh lên phía bắc; còn vào mùa xuân chúng mang những đám mây bụi đến các thành phố phía này. Ở phía nam dãy Côn Lĩnh - một rào chắn đối với các cơn gió lạnh này - có mùa đông ôn hòa hơn, đặc biệt ở vùng cực nam.

            Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc nhận được 314 lượng mưa trong mùa hè, từ giữa tháng Sáu đến giữa tháng Mười Hai. Những cơn gió đông nam thổi vào từ biển mang theo mưa lớn đến vùng bờ biển đông nam, dù không phải ngày nào cũng mưa. Tuy nhiên, mưa mùa cũng thất thường, kèm theo hạn hán và lụt lội là những thảm họa. Vùng đông nam Trung Quốc rất ẩm ướt, nhưng lượng mưa giảm dần về phía bắc và ở trong vùng nội địa, riêng vùng tây bắc thì khô hạn. Ở cả miền Bắc lẫn miền Nam, mùa hè nóng ẩm khó chịu. Vào lúc thời tiết nóng (300C hoặc cao hơn), ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh gia tăng và các bệnh viện đầy những bệnh nhân mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, như bệnh hen. Một số người cho rằng, thời tiết như vậy mà không thích hợp đối với các vận động viên, vì thế mà ngày bắt đầu Thế vận hội 2008 (cuối tháng Bảy) được lùi lại một vài tuần.

            Ngược lại, trên cao nguyên Tây Tạng, nằm ở độ cao lớn, nhiệt độ luôn luôn thấp và ở độ cao trên 4000m thì không tháng nào là không có tuyết.

            Thời tiết khắc nghiệt

            Vào cuối mùa hè, những trận giông bão (gọi là bão nhiệt đới) có ảnh hưởng đến vùng bờ biển đông bắc. Những trận giông bão này phát sinh từ Thái Bình Dương, mang theo mưa to gió lớn và thể gây thiệt hại nặng nề. Cho dù có công nghệ hiện đại nhất, vẫn khó có thể dự báo được địa điểm và thời điểm mà bão sẽ đổ bộ, cường độ gió cũng như lượng mưa mà nó sẽ trút xuống. Trong một lần bão, lượng mưa ghi được tại Hồng Kông  686mm/24 giờ (cao hơn lượng mưa mà Luân Đôn nhận được trong một năm).

            Hạn hán

            Hạn hán ngày càng là một vấn đề ở Trung Quốc. Năm 2001, thậm chí các vùng trung lưu và hạ lưu màu mỡ của sông Dương Tử đã bị hạn hán. Vùng miền Bắc Trung Quốc bị hạn hán đặc biệt nặng đến giữa tháng Sáu, lượng mưa chỉ vẻn vẹn là 50mm. Các khu vực nông thôn bị thiếu nước thuỷ lợi, độ sâu của lớp đất màu bị khô hết nước là 30cm và các bể chứa nước bị xả hết. Các nguồn cung cấp hạt ngũ cốc quan trọng không còn nữa và thu nhập của các nông trại bị thiệt hại. Việc thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến số dân cư đông đảo ở nông thôn mà một số thành phố lớn cũng thiếu nước.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2835-02-633547553518133750/Canh-quan-thien-nhien-va-khi-hau/Mien-don...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận